Review so sánh nền tảng website Sapo Web và Wordpress

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp thiết kế website bán hàng nhưng có thể chia ra làm 3 loại chính:

  • Website nền tảng (Cloud Platform): Sapo, Haravan, Shopify…
  • Tự lưu trữ (Self-hosted): WordPress, Woo Commerce, Magento…
  • Tự code (Custom Web): Website tự thiết kế

Trong 3 giải pháp thiết kế website nói trên thì 2 loại đầu được các chủ shop online lựa chọn nhiều nhất vì thân thiện, dễ sử dụng, dễ SEO và chi phí đầu tư hợp lý.

Bài viết sau đây sẽ so sánh 2 nền tảng tiêu biểu của 2 loại hình website phổ biến nhất hiện nay là Sapo Web và WordPress. Website của Sapo được Cộng đồng SEO Việt Nam đánh giá rất tốt, cho phép tùy chỉnh code, theo như nhận xét từ Mr. Đỗ Anh Việt – CEO GTV SEO, tối ưu SEO trên Sapo Web ngang ngửa với nền tảng WordPress. 

1. Giao diện trang quản trị

Nếu đã từng dùng thử Sapo Web thì bạn có thể thấy giao diện bên trong trang quản trị của Sapo Web khá đơn giản, thanh menu được bố cục hợp lý giúp người quản trị website dễ dàng nắm bắt và điều hướng. Bên cạnh đó, trang còn có thanh tìm kiếm thông minh ngay trên đầu, chỉ cần nhập vào từ khóa, thanh công cụ sẽ hiện ra các kết quả gợi ý giúp bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm trên toàn trang.

Đối với giao diện quản trị WordPress, bố cục trang quản trị cũng được sắp xếp khoa học, tuy nhiên menu có khá nhiều thứ nên người dùng cần có thời gian để làm quen cho các bạn mới sử dụng nền tảng website này.

Ưu điểm là cả 2 nền tảng đều hỗ trợ tiếng Việt, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.

2. Giao diện website

Kho giao diện website của Sapo Web tất nhiên không thể so sánh với số lượng hàng nghìn theme trên themeforest.com bạn có thể áp dụng vào website WordPress, nhưng với gần 500 theme chất lượng chắc chắn cũng đủ để bạn lựa chọn được 1 giao diện phù hợp. Bên cạnh đó, các giao diện Sapo Web được tối ưu cho các trang thương mại điện tử nên phù hợp với các shop bán hàng.

Giao diện bán hàng trên Sapo Web còn có sẵn các bộ lọc sản phẩm thông minh, bao gồm lọc theo thương hiệu, lọc theo loại sản phẩm, mức giá, màu sắc... không chỉ mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng mà còn là 1 yếu tố để Google đánh giá chất lượng website.

Cả 2 nền tảng đều cho phép tùy chỉnh giao diện. Trên WordPress, bạn có thể vào phần Giao diện để tùy chỉnh giao diện website hoặc cài các plugin để cá nhân hóa website. Còn với Sapo Web, bạn có thể cấu hình giao diện trong quản trị bằng cách vào Website > Giao diện > Thiết lập giao diện.

3. Tốc độ tải trang

Như đã nói đầu tiên, Sapo Web là website nền tảng dựa trên công nghệ đám mây, còn WordPress là website tự lưu trữ, nghĩa là bạn phải tự thuê hosting, vì vậy tốc độ tải trang của WordPress nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào hosting của bạn.

Khi kiểm tra với công cụ PageSpeed Insights thì gần như tất cả các giao diện có trên kho theme Sapo Web đều đạt trên 80 điểm và điều này không có nhiều có trên các nền tảng website khác tại Việt Nam.

Kho plugin phong phú trên WordPress là điểm mạnh của nền tảng website này nhưng nó cũng có thể dễ dàng biến thành điểm yếu nếu bạn lạm dụng việc cài plugin lên website. Các plugin được cài trên website sẽ tự sinh ra các đoạn code trên website, điều này không chỉ làm website nặng hơn, ảnh hưởng đến tốc độ tải trang mà còn dẫn đến code web trở nên phức tạp hơn, thậm chí có những đoạn code thừa làm cho Google khó đọc hiểu website của bạn.

4. Chứng chỉ bảo mật SSL

Tháng 10/2017, Google đã đưa ra thông báo ưu tiên hiển thị cho các website có chứng chỉ bảo mật SSL và sẽ giảm thứ hạng của các website HTTP. Vì vậy, HTTPS được coi là yếu tố cần-phải-có nếu muốn SEO website lên top.

Sapo Web đã cung cấp chứng chỉ SSL hoàn toàn miễn phí cho toàn bộ hệ thống website khách hàng. Không phải nền tảng website nào cũng có sẵn HTTPS và nếu có bạn cũng sẽ mất 1 khoản phí không nhỏ khoảng 50-200$/năm.

Rất may là một số nền tảng website lớn như Shopify, Bigcommerce và cả WordPress cũng cung cấp miễn phí chứng chỉ bảo mật quan trọng này.

5. Khả năng tùy chỉnh SEO

Rất nhiều website gặp phải tình trạng SEO title, meta description và alias được lấy tự động và mặc định giống bài viết. Tình trạng này thường gặp phải trên các website tự thiết kế hoặc các đơn vị nhỏ.

Website Sapo Web và WordPress đều có phần tùy chỉnh SEO giúp bạn có thể chỉnh sửa các thuộc tính như SEO title, meta description và alias của bài viết, trang sản phẩm, trang nội dung… và xem trước hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Đối với nền tảng WordPress, bạn có thể cài đặt 1 plugin SEO vào website như Yoast SEO, All In One SEO Pack… vào website để tùy chỉnh phần này.

Trong quản trị Sapo Web, bạn có thể vào bất cứ trang chi tiết sản phẩm, danh mục sản phẩm, blog, tin tức… phần Tùy chỉnh SEO có ngay cuối trang mà không cần cài đặt thêm bất cứ gì khác.

6. Mã nguồn website

Nếu như WordPress là nền tảng website mã nguồn mở thì Sapo Web cũng là 1 nền tảng mở không tưởng. Sapo Web cho phép chỉnh sửa code của website bằng cách vào Website > Giao diện > Thao tác > Chỉnh sửa HTML/CSS.

Tại đây bạn có thể chỉnh sửa code của website bao gồm toàn bộ giao diện, trang 404, blog, giỏ hàng…

7. Đội ngũ hỗ trợ

Nếu bạn không hiểu biết nhiều về kỹ thuật thì đây là vấn đề mà bạn nên xem xét kỹ lưỡng. 1 website không phải cứ thiết kế xong là xong mà còn cả 1 quá trình sử dụng, bảo trì sau đó. Khi cần thay đổi, chỉnh sửa thì ai sẽ làm cho bạn? Khi website gặp sự cố ai sẽ là người xử lý?

Nếu làm website Sapo Web, bạn có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của Sapo bất cứ lúc nào để yêu cầu hỗ trợ thay đổi, chỉnh sửa, fix lỗi... website.

Tất nhiên WordPress không phải là không có đội ngũ support, tuy nhiên vì là nền tảng của nước ngoài nên cũng hạn chế hơn. Bạn có thể thuê 1 kỹ thuật làm freelancer để xử lý giúp bạn các vấn đề trong quá trình sử dụng website nhưng chắc chắn là sẽ phải mất thêm chi phí.

8. Chi phí làm website

Nhiều người thường cho rằng làm website WordPress rẻ hơn so với làm website nền tảng như Sapo Web. Bạn chỉ cần 1 khoản chi phí rất nhỏ để thuê hosting, còn lại chi phí thiết kế và duy trì website gần như bằng 0.

Tuy nhiên, thực tế là chi phí sử dụng website WordPpress đắt hay rẻ phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết chuyên môn của bạn và thời gian bạn muốn đầu tư.

Giả sử bạn có thể tìm thấy 1 giao diện website đẹp, ưng ý và lại còn miễn phí trên kho giao diện của WordPress thì chúc mừng bạn, bạn thật may mắn. Nhưng không phải ai cũng may mắn được như thế. Nếu không thể tìm được 1 giao diện miễn phí và phù hợp thì bạn sẽ phải mất tiền mua giao diện.

Tiếp theo, trong quá trình sử dụng, bạn phát sinh nhu cầu chỉnh sửa, thêm mới tính năng cho website, bạn cần phải cài plugin cho website WordPress. Có những plugin miễn phí, có những plugin mất phí. Đó là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng WordPress.

Ngược lại, bảng giá thiết kế website bán hàng Sapo Web là cố định, rõ ràng và bạn có thể dễ dàng hạch toán chi phí dành cho việc thiết kế và duy trì website.

9. Quản lý và bán hàng online

Sapo Web là giải pháp thiết kế website bán hàng được tối ưu cho thương mại điện tử và có cả 1 nền tảng đằng sau hỗ trợ quản lý và bán hàng online. Với 1 website Sapo Web, bạn có thể quản lý hàng hóa, đơn hàng, giao hàng, quản lý khách hàng, tạo khuyến mãi, báo cáo bán hàng...

Còn WordPress là nền tảng thiết kế website phù hợp cho các doanh nghiệp muốn giới thiệu thông tin, làm blog. Nếu muốn sử dụng tính năng WooCommerce (tính năng bán hàng online trên WordPress) thì bạn phải nâng cấp lên gói dịch vụ Cao cấp với chi phí lên đến 300$/năm hoặc bạn phải có hiểu biết nhất định về WordPress thì mới có thể tự thiết lập tính năng này nếu không muốn mất tiền.

10. Khả năng mở rộng kênh bán hàng

Nếu như với WordPress, bạn chỉ có thể sử dụng để bán hàng trên 1 kênh website thì Sapo có thể kết nối nhiều kênh bán hàng giúp bạn quản lý và bán hàng đa kênh. Hiện tại với gói Sapo Omni Channel, bạn có thể bán hàng trên các kênh như bán tại cửa hàng, bán trên website, bán hàng trên Facebook,  Zalo, bán hàng trên Lazada, Shopee…

Sapo sẽ đóng vai trò là nền tảng trung tâm nơi quản lý toàn bộ sản phẩm của bạn, mỗi khi muốn mở rộng kênh bán hàng mới, bạn chỉ cần đồng bộ sản phẩm từ Sapo lên kênh mà không cần phải đăng sản phẩm nhiều lần.

Ưu điểm lớn nhất của Sapo là khả năng đồng bộ đơn hàng và quản lý kho. Đơn hàng từ các kênh sẽ được đồng bộ về Sapo và bạn chỉ cần xử lý đơn hàng tại 1 nơi duy nhất. Số lượng hàng tồn kho sẽ được trừ trực tiếp vào kho Sapo giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lý tồn kho khi bán hàng đa kênh.

Trên đây là review cơ bản của 2 nền tảng website Sapo Web và WordPress. Nếu bạn vẫn đang phân vân thì có thể đăng ký dùng thử miễn phí 07 ngày để trải nghiệm các tính năng có trên Sapo Web ngay hôm nay.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM