So sánh mô hình dropshipping với các mô hình kinh doanh online khác

Cơ hội kiếm tiền từ thương mại điện tử đang trở thành xu hướng cho tất cả mọi người hiện nay. Theo Nielsen, 98% người dùng internet tại Việt Nam đang tham gia mua hàng trực tuyến. Thị trường bán lẻ trực tuyến như mô hình Dropshippng đã sôi động hơn bao giờ hết.

Vì vậy, trên thị trường đã và đang hình thành các mô hình bán hàng trực tuyến đa dạng. Hãy cùng so sánh các mô hình kinh doanh online đang xuất hiện tại Việt Nam!

1. Mô hình Dropshipping

Mô hình Dropshipping mới xuất hiện ở Việt Nam. Khi kinh doanh theo hình thức này, bạn không cần phải nhập sản phẩm mà khi có đơn hàng nhà cung cấp sẽ giao hàng cho người mua với thông tin của bạn. Nhà cung cấp ở đây đứng vai trò đảm bảo hàng hóa và cả khâu vận chuyển đến tận tay khách hàng, và các vấn đề ở giữa về hàng hoàn, đóng gói…

Mô hình Dropshipping

Mô hình Dropshipping

Tất cả bạn cần chỉ là quảng cáo và bán sản phẩm và chốt đơn. Khi người mua đặt hàng, đơn hàng sẽ được xử lý và vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến tay người mua. Để thực hiện được việc này, chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp về đến Việt Nam phải thực sự hoàn chỉnh.

Ưu điểm của mô hình này đó là người bán không phải trực tiếp giao dịch và mua sản phẩm từ nhà cung cấp, không cần bỏ vốn để nhập hàng số lượng lớn và xử lý các đơn hàng, từ đó, tối ưu được thời gian và các loại chi phí khác. Chính nhờ mô hình không cần nhập hàng nên người bán có thể tiếp cận được với nhiều nguồn hàng, bày bán đa dạng sản phẩm mà không phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho, hàng lỗi mốt.

Tại Việt Nam, nền tảng bán hàng dropshipping đầu tiên và duy nhất hiện nay được cung cấp bởi Netsale từ năm 2019. Toàn bộ khâu mua hàng, vận chuyển từ nhà cung cấp đến tận tay người mua sẽ được Netsale thực hiện hoàn chỉnh thông qua mạng lưới các đối tác lớn nhất và uy tín nhất trong nước.

Netsale

2. Bán hàng online truyền thống

Đây là mô hình bán hàng online được hình thành và phát triển từ khi thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến bắt đầu phổ biến. Tại nước ta, mô hình bán hàng online này được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn quy mô vừa và lớn.

Các đơn vị sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra của việc kinh doanh truyền thống. Họ nhập 1 lượng hàng lớn từ nhà cung cấp hoặc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lưu kho và trực tiếp quản lý vận hành. Sau đó, họ phân phối cho bán lẻ offline, đại lý bán lẻ; bán lẻ trực tuyến trên các kênh TMĐT như Shopee, Sendo, Lazada… và bán qua các kênh bán online khác như Facebook, Instagram, website.

Bán hàng online trên nhiều kênh

Mô hình này giúp doanh nghiệp/ người bán quản lý chặt chẽ được hàng hóa cũng như quá trình nhập hàng, xuất kho. Thêm vào đó, nhiều cá nhân bán hàng online có thể dễ dàng xây dựng được thương hiệu riêng. Hơn nữa, người Việt Nam có thói quen mua và nhận hàng ngay trong ngày rất phù hợp với mô hình có sẵn hàng trong kho. 

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là tốn kém nhiều chi phí như nhân sự, kho hàng, tốn thời gian giải quyết những vấn đề phát sinh như hàng hư hỏng, hết hàng… Rủi ro lớn nhất cho người bán khi triển khai mô hình này là phải đầu tư vốn khá lớn vào nguồn hàng mà không tính trước được khả năng bán hàng, dễ xảy ra tồn kho và bán lỗ.

3. Bán hàng Cộng tác viên

Để giảm rủi ro từ việc nhập hàng số lượng lớn về bán như ở mô hình thứ nhất, nhiều người bán online đã lựa chọn cách bán lại những sản phẩm từ những người nhập sỉ về và nhận tiền hoa hồng. Mô hình này thường được biết đến ở Việt Nam dưới cái tên “Mô hình cộng tác viên”. 

Trong mô hình này, người đứng vai trò “cộng tác viên” sẽ xử lý khâu bán hàng online giúp cho người ở khâu nhập hàng để đưa hàng ra thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thông thường, ở mô hình này, người “cộng tác viên” thường phải có sẵn tập khách hàng tiềm năng, sau đó mới tìm nhà bán buôn phù hợp để lấy hàng và bán đến tập khách hàng của mình. 

cộng tác viên bán hàng

Mô hình này tương đối giống với mô hình dropship ở các nước phát triển. Cộng tác viên sẽ không cần mất một số tiền vốn lớn để nhập hàng về kho. Việc của bạn chỉ cần tìm khách hàng, khi có đơn sẽ lấy từ nhà bán sỉ và ship hàng đến cho khách. Từ đó, mô hình này rất phù hợp với những bạn muốn kinh doanh nhưng không có nhiều vốn như học sinh – sinh viên.

Do việc người bán sỉ không đứng ở vai trò nhà cung cấp nên sẽ không xử lý được các vấn đề về hàng hoàn, đổi trả hay đa dạng hóa nguồn hàng một cách dễ dàng mà vẫn phải thông qua nhà sản xuất. Việc này gây cản trở cho người trực tiếp bán hàng khi chốt đơn hay xử lý các đơn hàng có vấn đề.

Bên cạnh đó, người làm cộng tác viên luôn luôn phải cân đo đong đếm chi phí khi bán hàng từ người bán sỉ. Nếu chi phí quảng cáo/ marketing và vận chuyển (nếu sử dụng) vượt quá số % hoa hồng của bên bán sỉ đưa cho tức là bên cộng tác viên thực chất đang lỗ cho đơn hàng đó. Đây chính là lý do vì sao mô hình này người cộng tác viên cần tối ưu rất nhiều về khả năng chạy marketing hay đàm phán giá tốt với người nhập hàng về Việt Nam.

4. Mô hình Affiliate

Tương tự với mô hình cộng tác viên bán lẻ, mô hình Affiliate là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp là các công ty có sản phẩm, dịch vụ muốn thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ đến người dùng cuối cùng. 

Các đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của đối tác quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,..

Mô hình bán hàng Affiliate

Khác với mô hình cộng tác viên, ở mô hình Affiliate, người kinh doanh online chỉ đưa thông tin bán hàng lên các kênh online khác nhau để kéo lượng truy cập về các trang sản phẩm và tối ưu luồng truy cập này để làm sao có càng nhiều người thực hiện các tác vụ trên website bán hàng càng tốt. Các tác vụ này sẽ được ghi nhận trên hệ thống Affiliate và người bán sẽ được nhận tiền hoa hồng tương ứng sau khi các tác vụ này được hoàn tất.

Lợi thế của mô hình này là không mất rủi ro về hàng hóa hay thậm chí phải thực sự bán sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình Affiliate nằm ở khả năng xây dựng được chuỗi traffic để tối ưu được đúng nhóm đối tượng mua hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta có thể thấy mô hình Dropshipping hoàn toàn mới mẻ tại thị trường Việt Nam, người bán hàng thực sự chỉ cần tập trung vào sales/marketing để chốt đơn mà không cần lo lắng về các vấn đề đằng sau như vận chuyển, đóng gói, lưu kho hay xử lý hàng hoàn. Chúc các bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với thế mạnh của mình!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM