Những thông lệ kinh doanh bán lẻ nên lờ đi trong thời suy thoái

Thời kỳ suy thoái kinh tế là lúc nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp hướng sự tập trung vào "kinh doanh an toàn". Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu như các thông lệ kinh doanh bán lẻ được tuân theo một cách cứng nhắc. Do đó, việc thay đổi kế hoạch kinh doanh trong thời kỳ kinh tế khó khăn cho phù hợp với hoàn cảnh là hết sức cần thiết.

Beryl -  một công ty quản lý tương tác bệnh nhân cho các bệnh viện,  có một nền văn hóa doanh nghiệp đặc biệt, dẫn đến tốc độ thay thế nhân công rất thấp và nhân viên đặc biệt gắn bó với công ty, những người làm dịch vụ khách hàng rất giỏi. Nhờ đó mà khách hàng luôn trung thành với công ty và giúp công ty không ngừng phát triển. CEO của Beryl chia sẻ : "Chúng tôi đã nhiều lần thách thức các thông lệ truyền thống để, bằng mọi giá, bảo vệ văn hóa doanh nghiệp của chính mình. Và chúng tôi chưa từng hối hận" .

kinh doanh sieu thi

Dưới đây là 10 thông lệ kinh doanh bán lẻ truyền thống mà Beryl đã lờ đi trong thời kỳ kinh tế suy thoái

1. Không bao giờ từ bỏ 1 khách hàng

Beryl đã lờ đi thông lệ này và sẵn sàng từ bỏ những khách hàng khiến nhân viên của mình phá vỡ các giá trị cốt lõi của công ty, dù họ là những khách hàng tầm cỡ đến mức nào. Theo lý giải của  Trong khi từ bỏ chút ít thu nhập sẽ có ảnh hưởng tài chính ngắn hạn, thì vi phạm giá trị cốt lõi sẽ đẩy công ty trên đà tụt dốc và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh lâu dài. Các giá trị cốt lõi là điều mà doanh nghiệp không bao giờ được thay đổi. Nếu chúng ta đi chệch khỏi con đường này, chúng ta sẽ đánh mất niềm tin ở cả nhân viên và khách hàng.

2. Khách hàng là quan trọng nhất

Điều này nghe có vẻ phản trực giác, song nhân viên nên được ưu tiên hơn khách hàng. Khi nhân viên có mức độ thỏa mãn trong công việc cao hơn, họ sẽ tạo ra những trải nghiệm khách hàng xuất sắc hơn, và kết quả là công ty tăng trưởng nhanh hơn. Tuy vậy, không có nghĩa là không nên quan tâm đến khách hàng, mà nên hiểu rằng khách hàng của công ty sẽ được lợi nhiều hơn nếu người quản lý tập trung chăm sóc nhân viên của mình

3. Sự cần thiết của nguồn vốn bên ngoài

Tháng 1/2000, Beryl đã ký duyệt ý định bán một phần công ty mình cho một công ty vốn tư nhân khác. Nhưng đến phút cuối, ý định đó lại bị phá vỡ bởi những người lãnh đạo chợt nhận ra rằng, đưa về một đối tác tài chính vì hiệu quả tài chính ngắn hạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp – yếu tố cốt yếu dẫn đến thành công của công ty.

4.  Đừng tiêu tiền “cho vui”

Thông lệ này cũng bị phủ nhận tại Beryl. Trong thời kì khó khăn, có lẽ rất khó để quyết định chi tiền cho những thứ như nghỉ mát hàng năm. Tuy vậy, chính những hoạt động này lại thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên, và giúp giảm tốc độ thay thế nhân công.

5. Giảm thiểu đào tạo và giáo dục

Điều này chắc hẳn là nên phản đối, bởi vì ngay cả ở Việt Nam, các chủ trương chính sách của Đảng bao giờ cũng đặt giáo dục lên hàng đầu. Ở Beryl cũng vậy, với họ, chi tiền cho giáo dục và đào tạo làm lợi trực tiếp cho cả nhân viên và chủ công ty. Nhân viên được củng cố kỹ năng và cảm thấy vui vì công ty đã đầu tư cho họ, còn công ty thì hưởng lợi vì nhân viên gắn bó hơn, làm việc hiệu quả hơn.

6. Giữ chân nhân viên có tài, ngay cả khi họ không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Tại Beryl, từng có một giám đốc sản xuất với CV hoàn hảo và kinh nghiệm đầy mình. Tuy vậy, người đó lại không thể có được sự tín nhiệm và tôn trọng của các nhân viên khác. Cuối cùng, người đó cũng bị thôi việc bởi phong cách lãnh đạo của anh ta không phù hợp với doanh nghiệp của Beryl.

kinh doanh thoi suy thoai

7. Đừng thuê nhân công thời suy thoái

Nếu suy thoái có mặt tích cực gì với chủ lao động, thì đó là dễ kiếm tài năng. Các nhà quản lý Beryl đã thuê thêm 100 nhân viên mới từ năm 2008, nhiều người trong số họ từng là lãnh đạo cấp cao với kinh nghiệm làm việc hiếm thấy, và họ đã giúp công ty vươn lên thêm một bậc.

8. Giảm lương xuống mức tối thiểu

Khi doanh nghiệp bắt đầu bị tổn thất do suy thoái, nhiều công ty đã cắt giảm lương nhân viên. Tại Beryl, họ không làm như vậy, để nhân viên thấy rằng công ty cam kết gắn bó với họ lâu dài. Những hành động như vậy đã giúp công ty duy trì tốc độ thay thế nhân công thấp.

9. Tăng trưởng bằng thu mua

Chắc chắn có nhiều vụ sáp nhập, thu mua thất bại hơn là thành công. Và thách thức lại càng lớn hơn nữa bởi văn hóa doanh nghiệp khác biệt. Trong suy thoái, mua lại một công ty sắp sập có vẻ là một sự hứa hẹn đầy cám dỗ. Tuy vậy, hiếm thấy hai công ty nào lại có chung giá trị cốt lõi.

Bạn có thể lan truyền văn hóa doanh nghiệp cũ trong một tổ chức mới, nhưng bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ đánh mất giá trị cốt lõi. Lựa chọn của Beryl là tập trung vào tăng trưởng hữu cơ.

10. Tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty

Mọi người mua mối quan hệ, chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Bạn có thể củng cố mối quan hệ bằng cách tăng cường các cuộc hội thoại về chủ đề mà cả bạn lẫn khách hàng đều quan tâm. Dĩ nhiên Beryl cũng có sản phẩm hay dịch vụ để bán, nhưng chính việc lắng nghe và chia sẻ với khách hàng đã giúp họ đứng vững trong ngành.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM