Những điều cần biết khi mua bán chó cảnh

CÂU HỎI: Mình muốn mở cửa hàng mua bán cho cảnh ở Hà Nội, không biết Blog có thể tư vấn các thủ tục pháp lý cần hoàn tất và nguồn nhập chó cảnh ở đâu được không? Mình cảm ơn!

Bạn Hoàng - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội


TRẢ LỜI:

Các địa chỉ mua bán chó cảnh uy tín tại HN và TP.HCM

Người mua bán chó cảnh có thể lựa chọn các loại chó từ các cửa hàng trong chợ chó, nhặt lại từ chó nuôi của các nhà dân, nhập chó từ các trại chó, nhập khẩu chó cảnh từ nước ngoài như châu Âu (Nga, Ukraine, Séc, Ba Lan…), Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… về Việt Nam.

mua-ban-cho-canh-2

Địa chỉ mua bán chó cảnh uy tín

Mua bán chó cảnh tại Hà Nội

Tại Hà Nội, người mua bán chó cảnh có thể tham khảo các địa chỉ uy tín dưới đây để đảm bảo mua được giống chó thuần chủng, đúng như mong muốn.  Cụ thể, các chợ chuyên bán chó mèo như: chợ chó mèo đường Hoàng Hoa Thám, chợ phiên Hà Đông, mua chó cảnh trên đường Trường Chinh (gần đường giao với Giải Phóng), đường Hồng Mai…

Các chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi, chợ Hàng Da… đều là các địa chỉ để người có nhu cầu kinh doanh chó cảnh có thể tham khảo.

Một số địa chỉ bán chó cảnh lớn mà người mua bán chó cảnh có thể tham khảo khi có nhu cầu kinh doanh, tìm mối buôn llà: Shop chị Hồng (Địa chỉ: 137 Hàng Bông), Viet Pet Shop (Địa chỉ: 543 Giải Phóng), Voodlenhouse Shop (Địa chỉ 2 cơ sở tại: 33 Lương Thế Vinh và 66 Đại La), trại chó Bình Xoáy Thái (Địa chỉ: xóm Mới, Nguyên Xá, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trại chó pitbull Ngọc Thụy, trại chó pitbull Tuấn Trắng (phường Đông Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng).

Mua bán chó cảnh tại Hà Nội

Mua bán chó cảnh tại TP Hồ Chí Minh

Các chợ chó mèo tại Sài Gòn hoạt động sôi động là nơi những người có nhu cầu mua bán chó với đủ các giống chó từ trong nước đến nhập ngoại có thể tìm đến. Ở Sài Gòn người buôn chó cảnh có thể tìm tới các cửa hàng buôn tại chợ chó mèo dọc đường Lê Hồng Phong (quận 10).

Ngoài ra, các cửa hàng thứ cưng ở TP Hồ Chí Minh có thể liên hệ khi có nhu cầu tìm hiểu mua bán chó cảnh như: Lazy Dog Shop (445 Phạm Văn Đồng, P11, Q.Bình Thạnh), Dog International (803 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận, Quận 7), SC Dog Shop (486 Lý Thái Tổ, P.10, quận 10), Ishop Thú Cưng (803 Huỳnh Tấn Phát,P Tân Thuận, Quận 7)…

Tại thị trường mua bán chó ở  TP.HCM, người có nhu cầu có thể đến các trại chó lớn như Trại chó Husky và Alaska Thanh Tùng (340/17//4 đường TCH 10, P.Tân Chánh Hiệp, quận 12), trại chó Wonderland Siberians Kennel (Bà Rịa Vũng Tàu – liên hệ qua Facebook chủ trại là Đoàn Minh Thuận), trại chó Minh Hiếu (Vũng Tàu), trại chó Chính Alaska (Địa chỉ: 1/7 Sơn Kỳ, P Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP HCM và trại Alaska tại Đà Lạt nằm tại Khu Thiền viện Trúc Lâm).

Giá bán chó cảnh hiện nay

Tìm hiểu giá bán chó cảnh hiện nay để nắm được mức giá hợp lý với từng giống chó là nhu cầu tất yếu của người mua và buôn bán chó cảnh. Giá bán chó cảnh ở Việt Nam cũng dao động tùy thuộc vào thời điểm, vị trí địa lý, nguồn gốc và hình dáng của từng loại. Chó nhập ngoại có giá thành cao và những chú chó có nguồn gốc, gia phả giấy tờ đầy đủ thì giá cả cao hơn.

Bảng giá bán sau đây mang tính chất tham khảo cho các giống chó con thuần chủng sinh sản ở Việt Nam. Cụ thể, các giống chó cảnh có giá dưới dưới 10 triệu đồng như:

+ Chó Phốc (Miniature Pinscher), Chó Lạp Xưởng (Dachshund), Chó Chihuahua (Chihuahua), Chó Cocker (Cocker Spaniel), Chó Bắc Kinh (Shih Tzu): 2.500.000

+ Chó Phú Quốc (Phu Quoc Ridgeback): 3.000.000

+ Chó Đốm (Dalmatian): 3.500.000

+ Chó Pug (Pug), Chó Boxer (Boxer), Chó Becgie (German Shepherd Dog): 4.500.000

+ Chó Labrador (Labrador Retriever): 4.000.000

+ Chó Golden (Golden Retriever): 5.500.000

+ Chó Phốc Sóc (Pomeranian), Chó Basset Hound (Basset Hound): 6.000.000

+ Chó Rottweiler (Rottweiler): 6.500.000

+ Chó Beagle (Beagle), Chó Samoyed (Samoyed), Chó Great Dane (Great Dane): 7.000.000

+ Chó Poodle (Toy Poodle): 7.500.000

+ Chó Husky (Siberian Husky), Chó Pit Bull (American Pit Bull Terrier): 8.000.000

+ Chó Yorkshire (Yorkshire Terrier): 9.000.000

Ngoài ra, các giống chó có giá cao trên 10 triệu đồng như:

+ Chó Alaska (Alaskan Malamute), Chó Doberman (Doberman): 10.000.000

+ Chó Akita (Inu Akita): 50.000.000

+ Chó Corgi (Pembroke Corgi): 19.000.000

+ Chó Ngao Tây Tạng (Tibetan Mastiff): 27.000.000

+ Chó Saint Bernard (Saint Bernard): 21.000.000

+ Chó Bulldog Pháp (French Bulldog), Chó Schnauzer nhỏ (Mini Schnauzer), Chó Chow Chow: 15.000.000.

Các giống chó khác ít người nuôi và nhân giống như Corgi, Bulldog, Pháp, Schnauzer… có giá cao hơn so với giá công bố trên mạng internet.

Tạo website kinh doanh chó cảnh dễ dàng. 400+ giao diện đẹp mắt

👉 XEM NGAY

Những lưu ý khi mua bán chó cảnh

mua-ban-cho-canh-1

Những sai lầm thường mắc phải của người mua bán chó cảnh

Dù mua bán chó cảnh để kinh doanh hay để nuôi, người chọn mua bán chó cảnh khi bắt đầu đều mắc phải một số sai lầm như:

– Không hiểu kỹ về giống chó, đánh giá sai các đặc tính của chó: Do không có kinh nghiệm, thiếu thông tin về bản tính, cách chăm sóc, cách dạy dỗ… nên người mua thường đánh giá sai các đặc tính của chú chó. Do đó cần tìm hiểu kỹ thông tin các giống chó định mua, biết cách đoán tuổi của chó, biết các bệnh về chó và biết thị hiếu về giống chó cảnh thị trường đang chuộng loại chó nào.

– Mua bán chó quá vội vàng: Đừng nóng vội khi mua chó mà không dành thời gian xem xét kỹ lưỡng các đặc điểm của chú chó định mua.

– Mua bán chó theo phong trào: Theo quy luật cung cầu của thị trường, khi người mua chó chạy theo “mốt” có thể giúp người bán được số lượng lớn và bán được với giá cao. Tuy nhiên, việc nuôi chó theo phong trào có nhiều hệ quả về sau như việc các chú chó bị bỏ mặc, bị bán tống bán tháo khi “hết mốt”, xuất hiện các giống chó lai tạp, kém chất lượng…

Đọc thêm:  Những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ cún cưng

Kinh nghiệm chọn mua chó cảnh

Rất nhiều giống chó cảnh với các kích thước, màu sắc, hình dáng khác nhau có mặt ở Việt Nam. Về cơ bản các giống chó “Collie” như Border Collie, mini Collie thông minh, tình cảm, dễ huấn luyện, các giống chó kéo xe như Husky, Alaska, Samoyed khá ấn tượng, nghịch ngợm; các dòng chó Toy nhỏ như chó phốc, poodle nhỏ nhắn, dễ thương.

Tuy nhiên, khi mua bán chó cảnh cần lưu ý những điều sau: Trước khi mua chó cần biết rõ người bán chó là ai? Thông tin này có thể tìm hiểu qua những người chơi chó, qua các diễn đàn trên mạng, qua gặp mặt trực tiếp.

Về các chú chó định mua, nhất là các giống chó đắt tiền, nhập khẩu hoặc được lai giống bài bản phải đảm bảo giấy tờ chứng nhận từ các Hiệp hội nuôi chó giống Việt Nam hoặc nước nhập khẩu.

Ngoài nguồn gốc, người mua bán chó cảnh cần chú ý các biểu hiện bề ngoài của chó có nhanh nhẹn không, mắt có đỏ, mũi có khô và miệng có nhiều nước bọt chảy ra, chân có bị khụy, cong hay run rẩy không… Sức khỏe các chú chó định mua phải đảm bảo và được kèm theo chế độ “bảo hành” đảm bảo sức khỏe của chó cưng trong 1 tuần hoặc 1 tháng tùy loại bệnh.

Kinh nghiệm mua bán chó cảnh

Kinh nghiệm khi bán chó cảnh

Việc nuôi chó cảnh ở Việt Nam đã khá lâu và ngày càng phát triển. Ban đầu chỉ là nuôi chó để chơi nhưng cùng với sự phát triển này người mua chó cảnh bắt đầu có những yêu cầu cao hơn về giống tốt, các giống chó cao cấp, sức khỏe…

Đối với những chú chó cảnh nhập về Việt Nam, cần có các loại giấy tờ cần thiết là: Giấy chứng nhận tiêm phòng dại còn hiệu lực và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Các thông tin cần có trên giấy chứng nhận tiêm phòng dại là: số microchip, ngày tiêm phòng và thời hạn hiệu lực tiêm phòng.

Kinh doanh chó cảnh những chú chó có giấy tờ Pedigree và Registration được công nhận bởi Hiệp hội chó Thế giới (FCI) và Hiệp hội chó Mỹ (AKC) giúp chó có giá trị cao, bán có giá cao hơn chó không có giấy chứng nhận. Giấy tờ chứng nhận cũng giúp đảm bảo chất lượng chó, người buôn bán chó thuận lợi trong việc nhân giống, tránh xảy ra các trường hợp xấu. Thêm vào đó, với người mua chó cảnh để chơi, việc nuôi chó có giấy tờ giúp họ dự thi các Dog Show do FCI hoặc AKC tổ chức có lợi thế và dễ dàng có giải hơn.

Muốn mua bán, buôn chó lâu dài, người mua phải có mối quen biết để cung cấp các giống chó đực tiêm phòng đầy đủ, tránh các rủi ro mua phải chó bị bệnh, tập nham…. Bản thân người buôn chó phải có kinh nghiệm nhìn chó, nghiên cứu hiểu rõ về các đặc điểm, nguồn gốc của từng giống chó.

Khi nhập khẩu chó về Việt Nam, người buôn bán chó phải nuôi ít nhất trong 2 tuần mới đem bán. Việc này giúp chó thích nghi với khí hậu, thức ăn cũng như đảm bảo sức khỏe của chó. Chó đảm bảo sức khỏe, không đau ốm.

Ngoài ra, người bán chó cảnh cần có chương trình “bảo hành” trong vòng 1 đến 2 tháng để đảm báo uy tín với khách hàng.

Để mua bán chó có lãi, người mua bán chó phải vừa mua, vừa nuôi, vừa mua đi bán lại. Ngoài việc mua bán chó giống, chó con, người buôn bán chó có thể mở thêm kênh chuyên bán các mặt hàng cho thú cưng như quần áo, đồ chơi, sữa tắm, thức ăn chó mèo… để đáp ứng các nhu cầu làm đẹp, chăm nuôi thú cưng của khách. Ngoài ra, người buôn bán chó có thể mở trại chó, cửa hàng thú cưng để nhận nuôi và chăm sóc cho những người không có thời gian, không gian để nuôi chó.

Đọc thêm: Thiết kế website thú cưng – kinh doanh online từ trái tim đến trái tim

Cách chăm sóc chó khi mới mua

Khi mới mua chó người mua cần đưa chó đến bác sĩ thú y để khám sức khỏe tổng quát. Tùy từng giống chó mà bạn cần chuẩn bị chỗ ở phù hợp. Về cơ bản chỗ ở cần thoáng mát, ấm có đủ ánh sáng và có thể tắm nắng khi cần thiết.

Chế độ ăn uống của các chú chó mới mua về được mua cần đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng. Không nên lạm dụng thuốc và thức ăn tổng hợp. Khẩu phần ăn của các thú cưng ngoài khẩu phần ăn theo quy định có thể bổ sung thêm các thức ăn mặn như trứng vịt lộn, cơm trộn thịt gà, rau củ, thịt tươi, các loại thực phẩm tăng can-xi… Cần đảm bảo thức ăn và nước uống của chó luôn sạch sẽ, đầy đủ.

Ngoài ra, khi chó có biểu hiện bất thường như nôn, bỏ ăn, buồn rầu, tiêu chảy… cần được đưa đến bác sĩ thú y khám.

Trên đây là một số kinh nghiệm và lưu ý khi mua bán chó cảnh, nếu bạn đang muốn bắt đầu khởi nghiệp với ý tưởng kinh doanh thú vị này thì nên tham khảo để có thêm các kiến thức cần thiết.

[the_ad id="23"]

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM