Mách bạn cách để biến ước mơ kinh doanh thành hiện thực

Tôi luôn đặt câu hỏi: “Làm thế nào để kinh doanh thành công?”. Chắc chắn rằng bạn sẽ cần phải làm việc một cách chăm chỉ. Tuy nhiên, chăm chỉ thôi vẫn là chưa đủ mà còn cần đến rất nhiều  yếu tố khác nữa. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, các nhà đầu tư kinh doanh đã vạch ra 10 đặc điểm cần có để giúp bạn có thể biến ước mơ kinh doanh của mình trở thành hiện thực. Sau đây, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Một thái độ tích cực

Mách bạn cách để biến ước mơ kinh doanh thành hiện thực 2

Giữ một thái độ tích cực

Tôi chưa bao giờ gặp được ai đó có thái độ bi quan mà thành công cả. Tích cực là điều hoàn toàn cần thiết trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Người ta thường nói: thái độ và suy nghĩ của bạn quyết định con đường mà bạn sẽ đi và kết quả mà bạn sẽ đạt được.

Nếu nghĩ rằng không bao giờ có thể thành công, bạn sẽ không có động lực cố gắng làm việc, và nguy cơ thất bại là 90%. Còn nếu lạc quan và luôn tin tưởng vào bản thân nếu thực sự cố gắng thì con đường đi đến thành công của bạn sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn một nửa. Bạn cứ thử tìm hiểu mà xem, tất cả các doanh nhân thành đạt trên khắp thế giới, họ luôn sống với một thái độ tích cực.

2. Một mục tiêu cuối cùng

Mục tiêu là thứ mà bạn cần đặt ra ngay từ đầu trước khi muốn làm bất cứ việc gì. Đó chính là giấc mơ mà bạn muốn đạt được tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Có mục tiêu, bạn mới có hướng và có động lực để phấn đấu. Nói vui thì, mục tiêu cho phép bạn có nhiều hơn một lý do để thức dậy sớm vào buổi sáng; khuyến khích bạn nỗ lực cả ngày và khai thác các nguồn tài nguyên sâu hơn.

Khi đạt được mục tiêu này, bạn sẽ đặt ra cho mình một mục tiêu khác lớn hơn và cứ thế, từng nấc mục tiêu đạt được chính là con đường đưa bạn đến với thành công trong kinh doanh.

3. Một tinh thần dũng cảm

Can đảm là thứ làm bạn nổi bật giữa đám đông, là một đức tính luôn có ở những con người vĩ đại trong lịch sử. Sự can đảm giúp bạn có thêm sức mạnh để làm những việc “phi thường” mà những con người bình thường sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến. Đó cũng là yếu tố giúp bạn vượt lên trên mọi thử thách trong hành trình kinh doanh biến ước mơ thành sự thật của mình.

4. Một sự tò mò

Tò mò là bản chất mà ai cũng có. Tuy nhiên, với những doanh nhân thành đạt thì nên hiểu theo một khía cạnh khác. Kiến thức là vô tận và những tình huống phát sinh trong kinh doanh cũng không bao giờ giống nhau cả, do đó, để phát triển và thành công, bạn cần phải có ý chí học hỏi, luôn nghiên cứu, tìm tòi rõ ràng thêm những vấn đề mà mình chưa rõ bằng cách theo đuổi các lớp học, đọc sách, tham dự các buổi hội thảo, các lớp đào tạo, lắng nghe chia sẻ từ những người đàn anh đi trước và những người có kinh nghiệm hơn mình.

5. Một trái tim mạnh mẽ

Bên cạnh các kỹ năng thì điều gì có thể giúp bạn trở thành nhà “vô địch”? Thái độ, niềm tin, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, sự kỷ luật, bền bỉ, dẻo dai về tinh thần, sự kiên trì, khả năng thể chất, khả năng phán đoán, hình dung… hay điều gì khác? Chắc bạn sẽ rất bất ngờ khi tôi trả lời rằng đó là một trái tim mạnh mẽ.

Người ta vẫn nói câu: Trong kinh doanh, cần nhất là một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Quả thực là như vậy, bạn không chỉ cần đến sự quyết đoán trong các quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn, mà đôi khi cũng cần nghe theo những mách bảo của trái tim trước những vấn đề không thể đo lường được.

6. Một bộ não biết phân tích

Phân tích là khả năng không thể thiếu ở một người lãnh đạo, đặc biệt là một doanh nhân. Bởi trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ được nhận rất nhiều thông tin khác nhau, tốt có, xấu cũng không ít và việc phải làm là xem xét đâu mới là thứ bạn cần đến để tránh mắc phải sai lầm hay bỏ qua các cơ hội. Nếu không biết cách phân tích, bạn sẽ không thể đưa ra được những quyết định đúng đắn giúp mang lại thành công.

7. Một con mắt tập trung

Sự tập trung là vấn đề được nghe nhắc rất nhiều đến trong một doanh nghiệp. Bởi trong quá trình hoạt động, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều đầu việc khiến bạn mất tập trung: quá nhiều các khiếu nại, quá nhiều dự án trong cùng một thời gian, quá nhiều sự gián đoạn, quá nhiều cuộc điện thoại, quá nhiều email, quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian.

Và đương nhiên là bạn không thể làm được tất cả mọi thứ cùng một lúc mà chỉ có thể tập trung vào một số việc quan trọng trước. Nếu không, bạn sẽ bị quá tải và mắc phải nhiều sai lầm đáng tiếc.

8. Một cách tiếp cận không hề sợ hãi

Đổi mới và khác biệt là hai yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công. Những người mà luôn làm theo mô típ cũ, làm lại những gì mà người khác đã hoặc đang làm sẽ không có cơ hội để nổi bật và rất khó để trở thành người dẫn đầu. Do đó, hãy tin vào chính mình ngay cả khi không có ai khác đi cùng bạn trên thị trường.

Nếu bạn tin vào những gì mình đang làm, sự tự tin của bạn sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được điều đó, ngay cả những doanh nhân thành công nhất cũng đã phải vật lộn với nó trong sự nghiệp của mình.

9. Sự kỷ luật tự giác

Kỷ luật nghe có vẻ rất là khô khan nhưng buộc phải rèn luyện nếu như muốn thành công. Sẽ chẳng có ai có thể đạt được ước mơ của mình khi sống và làm việc một cách buông thả, không có kế hoạch, không có mục tiêu, không có nguyên tắc cả. Điều đó là không thể!

10. Một lương tâm trong sáng

Dân gian có câu: Dù bạn làm bất cứ việc gì thì luôn có trời biết và đất biết. Đặc biệt trong kinh doanh, hãy luôn hành động như thể mẹ đang dõi theo mọi bước đi của bạn. Đừng quên những nguyên tắc quan trọng: Chơi đẹp - Tin cậy - Sự thật.

Mặc dù cạnh tranh khốc liệt nhưng hãy luôn giữ cho mình một lương tâm trong sáng. Nếu bạn không thể thành thật với chính mình và thành thật với tất cả mọi người xung quanh ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, thành công của bạn dù có đạt được đi chăng nữa cũng sẽ là rỗng tuếch và chỉ ngắn ngủi mà thôi.

Mách bạn cách để biến ước mơ kinh doanh thành hiện thực 6

Một lương tâm trong sạch

11. Có kiến thức chuyên môn

Đam mê nghĩa là bạn rất thích làm một việc nào đó, nó tạo cho bạn hứng khởi để bắt đầu và sáng tạo. Đam mê giống như đầu xe kéo cho động lực của bạn vậy. Nhưng nếu cứ cắm đầu vào làm thì đam mê đến đâu cũng chỉ gặp toàn thất bại mà thôi.

Muốn bước đi thật chắc chắn bạn phải có những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh cả mình. Ví dụ bạn kinh doanh thời trang, bạn phải biết xu hướng hiện tại là gì, phải biết nhu cầu của khách hàng trong từng thời kì, phải biết mùa nào thì bán quần áo nào và đặc biệt phải biết cách dẫn đầu, cùng vô vàn những thứ cần biết khác về thị trường, đối thủ cạnh tranh,..

Như đã nói trong các bài viết trước, kinh doanh là một cuộc chiến thực sự, đừng lôi đam mê ra làm cái cớ cho những hành động ngu xuẩn, nó có thể làm hại cả sự nghiệp của bạn nếu không biết vận dụng đúng cách. Hãy học hỏi và trải nghiệm để tích lũy kiến thức chuyên môn, để đam mê kéo bạn đi đúng hướng!

12. Luôn kiên định bước tiếp

Hãy nhìn kinh doanh bằng con mắt thật của mình, đừng soi nó qua lăng kính màu hồng, rồi bạn sẽ thấy đầy rẫy cạm bẫy và chông gai đang chờ đợi mình phía trước. Và mặc dù có đam mê dẫn lối nhưng một lúc nào đó bạn cũng vấp ngã mà thôi.

Thất bại chỉ là chuyện nhỏ, dù hậu quả của nó có lớn cỡ nào cũng không bằng kinh nghiệm quý báu bạn có được. Thất bại dạy cho bạn bài học lớn nhất là đừng chùn bước, phải kiên định tiến về phía trước, nơi có thành công đang chờ bạn.

Con số 6 lần thất bại của thương hiệu nước ngọt nổi tiếng 7up trước khi thành công như hiện nay đã đủ thuyết phục bạn chưa? Thế còn hơn 1000 lần bị từ chối của Colonel Sanders khi chào bán công thức gà rán trước khi cho ra đời chuỗi cửa hàng KFC lừng danh? Gấp mười lần số đó thì sao, 10.000 lần thử nghiệm thất bại của Thomas Edison để cho ra đời bóng đèn sợi tóc?

13. Có thể tiến xa hơn sau thất bại

Như đã nói ở trên, đối mặt với thất bại hãy dùng tinh thần kiên định để không chùn bước. Nhưng có phải bạn lo sợ mỗi lần vấp ngã lại khiến hành trình của mình thêm trễ nải, rồi đối thủ sẽ nhân cơ hội đó mà bỏ xa bạn.

Vậy thì hãy xem lại sau thất bại bạn có những gì, là kinh nghiệm, là sự cứng cáp hơn, là kiến thức và hiểu biết. Tất cả những thứ ấy chính là sức bật để bạn tiến xa hơn từ khó khăn, hãy tận dụng chúng để có lần khởi động tiếp theo dễ dàng hơn.

Điều quan trọng ở đây là trong kinh doanh bạn phải tận dụng mọi nguồn lực, mọi điều kiện có thể, kể cả chúng có tiêu cực thế nào đi nữa.

dam-me4

14. Lòng can đảm

Khởi nghiệp kinh doanh như một hành trình bước vào thế giới mới, chính đam mê dẫn bạn mở ra cánh cửa của thế giới đó, nhưng có dám bước qua hay không lại cần đến lòng can đảm của bạn.

Vì thế giới kia không hề đơn giản, có quá nhiều thứ mới lạ ẩn chứa khó khăn có thể quật ngã bạn bất cứ lúc nào. Lòng can đảm cho bạn thêm động lực để dám dấn thân, dám thử thách vào những kế hoạch kinh doanh phiêu lưu, vào những thị trường đầy biến động hay dám sáng tạo các sản phẩm đột phá.

Nhìn vào câu chuyện của Alex Tew, người ta chỉ thấy đó là một người có bộ óc cực kì sáng tạo khi cho ra ý tưởng bán từng pixel trên website của mình. Anh chàng sinh viên này đã trở thành triệu phú khi mới 21 tuổi bằng việc bán 1 triệu điểm ảnh với giá 1 USD.

Sự thành công đó khiến nhiều người quên mất rằng để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh điên rồ kia Alex đã phải can đảm thế nào. Vì nó quá mạo hiểm, nó quá…lạ, quá…ngốc nghếch, chẳng ai nghĩ nó sẽ thành công cho đến khi Alex chứng minh được. Chính lòng can đảm đã cho Alex một lý do để tung mình vào thử thách ấy.

Không thử thì vĩnh viễn bạn cũng không biết!

15. Khả năng quản lý

Nhiều người nói với tôi rằng, mới khởi nghiệp kinh doanh thì lấy đâu ra tài sản, lấy đâu ra nhân viên mà quản lý, trước tiên cứ chăm chỉ làm việc với niềm đam mê bất tận đi đã.

Để rồi sau này thì sao, mọi thứ họ làm bắt đầu rối tung lên, không có kế hoạch cụ thể nào cả, họ loay hoay chạy đủ con đường cho đến khi tìm thấy lối đi đúng nhất. Và lúc họ đã để dành được một chút, họ bắt đầu có tài sản, có nhân viên thì họ lại vất vả đi học một khóa quản lý nữa.

Đúng là bạn chỉ khởi nghiệp kinh doanh một mình, nhưng cũng không có nghĩa bạn không cần khả năng quản lý. Quản lý thời gian của bạn, quản lý công việc của bạn, quản lý các kế hoạch, thậm chí là quản lý cả cảm xúc của bạn.

Việc đưa mọi thứ vào quỹ đạo khiến bạn có cách làm việc khoa học hơn, mọi thứ bạn làm đều có quy trình, bạn biết mình cần làm gì và làm như thế nào. Quản lý chính mình là một cách phát triển khả năng lãnh đạo tốt nhất, đừng đợi đến khi đã có hệ thống mới bắt đầu quan tâm vấn đề này.

16. Có động lực để thành công

Kinh doanh không có chỗ cho tính ỷ lại, không phải nơi để bạn lười biếng, chỉ cần dừng lại một giây bạn cũng có thể bị bỏ xa trên con đường đến thành công. Hãy luôn thúc đẩy bản thân mình, làm nhiều, nhiều và nhiều hơn nữa. Cho mình một lý do để thực hiện cũng là cách tự thôi thúc bản thân hành động.

17. Dám ước mơ

Quay về hơn 100 năm trước, khi mà con người vẫn nghĩ bầu trời là nơi loài chim và các loài có cánh thống trị, bạn có dám tin sẽ có một ngày mình được vi vu bay lượn trên bầu trời không? Hay nếu ai đó nói với bạn về ước mơ ấy, bạn sẽ nói họ hoang tưởng hay cùng hi vọng với họ?

Nếu bạn không tin, nếu bạn không dám hi vọng, vậy bạn sẽ chẳng bao giờ biết đến anh em nhà Wright và chứng nhận lịch sử cho chuyến bay đầu tiên để chinh phục bầu trời trên đồi Kill Devil vào ngày 17 tháng 12 năm 1903. Và một trăm năm sau, bạn đã thấy máy bay phát triển thế nào rồi đấy.

Ước mơ điều không tưởng không phải để huyễn hoặc bản thân vào những thứ viển vông, dám ước mơ là dám thực hiện để biến ước mơ đó thành sự thực. Nếu ngay từ đầu bạn không nghĩ đến thì sẽ chẳng có kì tích nào được thiết lập.

Ước mơ đối với người kinh doanh chính là lý tưởng sống và làm việc, không đơn thuần chỉ là kiếm tiền. Ước mơ là tiền đề cho mọi sự thành công sau này của bạn.

18. Luôn kỉ luật

Bạn nghĩ sao nếu một người rời giường lúc 10h sáng, luôn trễ deadline và làm việc cẩu thả vẫn có thể khỏi nghiệp thành công? Có lẽ có, với cái “tiểu thành công” cho chính sự buông thả bản thân của họ mà thôi, còn muốn vươn tới “đại thành công” thì chắc chắn còn xa lắm.

Tập cho mình thói quen kỉ luật với mọi việc từ nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày đến công việc là một trong những phẩm chất không thể thiếu nếu bạn muốn bản thân phát triển hơn và sự nhiệp nở rộ hơn. Có kỉ luật bạn sẽ biết cách lập kế hoạch, quản lý để thực hiện đúng kế hoạch đó. Biết quản lý chính mình bạn mới có thể quản lý được người khác.

19. Kiên trì để khởi nghiệp thành công

Tôi dám chắc rằng những người thành công trên thế giới hay thậm chí xung quanh bạn là những người không bao giờ phản bội giấc mơ của mình. Họ là những người dám mơ và dám tìm mọi cách để hiện thực hóa giấc mơ ấy dù có thất bại bao nhiêu lần đi nữa.

Con số 6 lần thất bại của thương hiệu nước ngọt nổi tiếng 7up trước khi thành công như hiện nay đã đủ thuyết phục bạn chưa? Thế còn hơn 1000 lần bị từ chối của Colonel Sanders khi chào bán công thức gà rán trước khi cho ra đời chuỗi cửa hàng KFC lừng danh? Gấp mười lần số đó thì sao, 10.000 lần thử nghiệm thất bại của Thomas Edison để cho ra đời bóng đèn sợi tóc?

Chẳng ai làm một lần liền đạt được kết quả như ý, và bạn đừng cho rằng khởi nghiệp cũng đơn giản như hít thở. Có thể bạn sẽ vấp ngã, có thể bạn sẽ phạm sai lầm, có thể bạn sẽ phá sản, nhưng trước khi bỏ cuộc hãy nghĩ đến ước mơ của mình, nó vẫn còn dở dang, vẫn chờ đợi bạn tìm đến hoàn thiện nó.

20. 100% nỗ lực

Này anh bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp, đừng nghĩ đến việc giữ lại cho mình một chút sức lực để làm thứ thừa thãi khác. Đã xác định con đường của mình thì hãy khởi động bằng 100% cố gắng để chạy tới đích.

Chớ chiều chuộng bản thân bằng việc ngủ thêm chút nữa hay ăn nhiều thêm một chiếc bánh, thời gian là vàng bạc cho bạn lúc này. Làm nhiều, nhiều hơn nữa để sớm đưa mọi thứ vào quỹ đạo, sự thành công sau này chính là những tháng ngày tận hưởng cho bạn.

100% nỗ lực cho khởi nghiệp. 100% nỗ lực cho phát triển!

21. Biết vì người khác

Thế này nhé, bạn làm kinh doanh và chỉ muốn kiếm tiền cho mình, bạn bất cần biết người khác cảm thấy thế nào, họ mệt mỏi, họ chán chường hay họ khó chịu vì cách quản lý bóc lột của bạn. Ừ thì túi bạn sẽ rủng rỉnh tiền, nhưng cũng ừ thì chẳng ai muốn làm việc với bạn lần sau nữa. Bạn sẽ có tiền, một lần và duy nhất.

Biết vì người khác là cùng chia sẻ mục đích với họ, cùng họ làm việc và hưởng cùng thành quả hay chịu chung thất bại. Biết vì người khác là biết quan tâm, thăm hỏi những người đang cùng mình chèo lái con thuyền trên dòng sông thành công, để họ cảm thấy tất cả mọi người trên chiếc thuyền ấy là một thể thống nhất, để họ cùng ta cố gắng mạnh tay hơn chút nữa, kiên trì hơn chút nữa.

22. Khả năng giải quyết vấn đề

Hoạt động kinh doanh của riêng bạn là một chuỗi những lời thách đố, một chuỗi dài các vấn đề cần được giải quyết. Đây có thể là điều mà khi khởi nghiệp kinh doanh bạn chưa thể tưởng tượng được hết những khó khăn lại dồn dập như vậy.

Bạn sẽ phải liên tục phải giải quyết một loạt những vấn đề, sau đó một sự nghiệp kinh doanh với rất nhiều khó khăn tiềm tàng đang chờ đợi. Phần lớn thời gian của bạn sẽ là tập trung xử lý sự cố, xác định chính xác vấn đề gây rắc rối cho doanh nghiệp, và cố gắng để giải quyết chúng.

Ngay sau khi bạn giải quyết được một vấn đề, chắc chắn những vấn đề khác sẽ ngay lập tức mọc lên. Chính vì vậy nên bạn luôn phải giữ tâm thế sẵn sàng, nắm vững mọi hoạt động của doanh nghiệp để có thể phản ứng nhanh.

Các chủ doanh nghiệp thường phải có tầm nhìn xa, có thể nắm bắt hoặc dự đoán trước các vấn đề sẽ nảy sinh, nhưng dù thế nào thì nếu yêu thích kinh doanh thì bạn sẽ nhanh chóng thích nghi được với điều đó thôi.

23. Sáng tạo và thuyết phục ngay từ khi bắt đầu

Hầu như bất cứ thời điểm nào một người khởi nghiệp thành công có khả năng sáng tạo, khả năng nhận diện và theo đuổi các cơ hội, đặc biệt là trong thời điểm khởi nghiệp kinh doanh.

Họ sở hữu những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, có sức thuyết phục và bền bỉ. Họ có khả năng thuyết phục người khác cho họ thời gian để giới thiệu thuyết rình về sản phẩm, thuyết phục khách mua sản phẩm, chăm sóc và trả lời mọi câu hỏi của người mua, thuyết phục họ nâng cấp và mua sản phẩm hoặc dịch vụ mới, và bán các sản phẩm trên các điều khoản thuận lợi. Họ không ngừng thúc đẩy công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và những ý tưởng mới.

24. Có khả năng thúc đẩy

Các bạn thường sở hữu mức năng lượng cao, thiếu kiên nhẫn, và dường như họ không thể ngồi yên một phút. Họ liên tục nghĩ về hoạt động kinh doanh của họ và làm thế nào để tăng thị phần.

Hầu hết những người sau khi có kinh nghiệm trong các mô hình hay quyết định mạo hiểm  đều  nôn nóng và tự tin về việc kích hoạt và làm mới hoạt động của công ty. Các nghiên cứu học thuật cho thấy rằng vai trò của kinh nghiệm và bí quyết là trung tâm để tạo nên thành công trong những tình huống may rủi.

Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, hãy xem xét khả năng làm việc như một người học việc trong một doanh nghiệp tương tự với những nơi mà bạn muốn bắt đầu. Hãy luôn cố gắng thúc đẩy công việc kinh doanh, không được để công việc bị ứ đọng hay trì trệ, điều đó sẽ gây tắc nghẽn cả hệ thống, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu của doanh nghiệp.

25. Có khả năng hợp tác

“ Một cánh én chẳng thể làm nên mùa xuân” khi bạn làm kinh doanh và chỉ muốn kiếm tiền cho riêng mình, bạn không cần biết người khác cảm thấy thế nào, họ mệt mỏi, họ chán phải làm việc với bạn hay họ khó chịu vì cách quản lý bóc lột của bạn.

Bạn có thể kiếm được nhiều tiền ngay lúc đó, nhưng nhân viên không hài lòng, khách hàng không muốn quay lại lần sau đó là sự phát triển không bền vững. Bạn có thể sẽ có tiền nhưng một lần và duy nhất.

Khởi nghiệp

Biết chia sẻ lợi ích của mình với người khác là sự phát triển bền vững, cùng họ làm việc và hưởng thành quả hay chịu chung thất bại. Hợp tác là phải biết quan tâm, thăm hỏi những người đang cùng mình chèo lái con thuyền trên dòng sông thành công.

Điều này được các nhà doanh nhân trên toàn thế giới áp dụng rất tốt, bởi vậy mà họ vừa có được thành công trong công việc, vừa được nhân viên và khách hàng qúy mến.

26. Bản thân bạn là một tài sản vô hình

Không thể phủ nhận việc người thành công dựa trên các kỹ năng kinh doanh của mình, bí quyết, và các mối quan hệ. Đánh giá khả năng hiện tại của bạn và mạng lưới xã hội của bạn.

Kỹ năng của bạn, các mối quan hệ và kinh nghiệm sẽ dễ dàng được chuyển hóa thành các ý tưởng kinh doanh mà bạn muốn theo đuổi? Nếu không, bạn có thể làm những công việc trong các lĩnh vực tương tự để phát triển các kĩ năng và yếu tố trên trước khi bắt đầu công việc làm ăn riêng của mình.

27. Khả năng chịu đựng rủi ro

Rủi ro có mặt trong suốt quá trình gây dựng nên một doanh nghiệp thành công, đặc biệt trong thời điểm khởi nghiệp kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có tính toán và giảm nguy cơ ảnh hưởng của nó bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng các khái niệm trong kinh doanh, những gì thuộc về lĩnh vực và thị trường của họ.

Một cách để giảm thiểu rủi ro là bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ tại nhà thể kiểm nghiệm những khái niệm, lý thuyết kinh doanh bằng cách thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn.

Không nên tham khảo ý kiến của những người không liên quan, hãy nhẹ nhàng yêu cầu chính khách hàng phản hồi lại với bạn, góp ý, mong muốn của họ bằng email, bằng điện thoại hay bất cứ hình thức nào phù hợp với họ.

28. Sự chuẩn bị kĩ càng

Abraham Lincoln đã từng nói: “Nếu cho tôi sáu giờ để đốn cây và tôi sẽ dành bốn đầu tiên mài rìu”. Bạn đã chuẩn bị để chuẩn bị? Nếu bạn có tài liệu để nghiên cứu các ngành công nghiệp và thị trường của bạn và viết một kế hoạch kinh doanh, bạn đã tăng đáng kể cơ hội của bạn bắt đầu và điều hành một liên doanh thành công.

Ai cũng đều có giấc mơ của mình, và không ít người ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt. Bằng cách rèn luyện những đặc điểm trên đây, công thêm sự chăm chỉ và kiên trì, chắc chắn bạn sẽ có thể giữ chân được ước mơ và biến nó trở thành sự thật. Hãy cố gắng ngay từ bây giờ bạn nhé!

Đọc tiếp: Cần chuẩn bị những gì để khởi nghiệp?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM