Kinh nghiệm thực tế khi kinh doanh nhà hàng 2020

Kinh doanh nhà hàng được đánh giá khá an toàn bởi nhu cầu ăn uống, đặc biệt là ăn hàng của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên với tình trạng nhà hàng mọc lên như nấm hiện nay, bắt buộc bạn cần nắm vững các nguyên tắc sau đây để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay khi bước chân ra thị trường.

1. Xác định rõ khách hàng mục tiêu

Ngoài các thông số về dự tính chi phí, nhân sự, điểm hòa vốn, kế hoạch hàng tồn, lời lãi, bạn còn cần nắm chắc đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai. Có thể nhà hàng của bạn sẵn sàng phục vụ cả trẻ em, phụ nữ, học sinh, sinh viên nhưng trong số họ ai sẽ là người lui đến nhiều nhất? Họ có sở thích, hành vi như thế nào? Tất cả cần được xác định rõ ràng trước khi lên kế hoạch đầu tư nhé. 

cần xác định khách hàng mục tiêu khi kinh doanh nhà hàngĐiều chỉnh sản phẩm dịch vụ theo khách hàng mục tiêu

2. Phân tích địa điểm kinh doanh

Để xác định một địa điểm kinh doanh có hút khách hay không hãy đo lường hoặc ước tính lưu lượng người qua lại khu vực đó. Thời gian lưu lượng lớn là bao nhiêu, thấp là bao nhiêu để có đánh giá khách quan nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát xem đặc thù giao thông khu đó thế nào, hỏi người dân quanh đó về nguy cơ ngập úng mỗi khi mưa lớn. Tránh trường hợp phải rời quán sau vài tháng vì giao thông phức tạp, thường xuyên tắc đường, cống rãnh cứ đến chiều lại bốc mùi hôi thối, mưa lớn ngập từ sân vào nhà. Chỉ một chút tinh ý sẽ cứu rỗi ngân khố của bạn khỏi những lần chuyển địa điểm mệt bở hơi tai, tốn kém và vô nghĩa.

Dựa trên kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống của nhiều người thì khách vãng lai được đánh giá là nguồn sống duy nhất trong những ngày đầu khai trương bởi người quen không thể ủng hộ mãi được. Hãy tìm kiếm các địa điểm đông người qua lại, thuận tiện dừng chân bởi chính họ sẽ là nguồn khách hàng ổn định sau này, thậm chí trở thành khách quen nếu chất lượng dịch vụ tốt. 

Xem thêm: [eBook] Kinh doanh nhà hàng – Lập kế hoạch trên một chiếc khăn giấy

3. Tính toán hàng tồn kho

Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng là phải thường xuyên dự trữ nguyên vật liệu, bảo quản và tính toán kỹ để sử dụng tốt nguồn hàng này. Nhiều nhà hàng rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề vì hư hại hàng tồn, nguyên vật liệu để lâu ngày làm giảm chất lượng món ăn, từ đó kéo theo nhiều hệ quả như mất khách, thậm chí sập tiệm vì các kiện cáo liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những rủi ro bất thường trong kinh doanh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ví như đợt dịch vừa rồi khiến không ít nhà hàng mới khai trương lao đao vì gánh trên vai hàng tồn quá lớn, không thể bảo quản lâu ngày, đành ngậm ngùi bỏ đi mặc dù còn chưa được đưa vào sử dụng.

Hãy tính toán thật kỹ để không rơi vào tình trạng “chưa ra chợ đã rơi hết tiền” như trường hợp này nhé. Nếu có thể hãy trang bị phần mềm quản lý nhà hàng ngay từ đầu để nắm chắc các con số tồn kho trong tay, theo dõi và hiệu chỉnh liên tục nhằm tránh khỏi các rủi ro không đáng có. 

Kiểm soát tồn kho giúp tránh thất thoát nguyên vật liệuKiểm soát hàng tồn kho tránh gây thất thoát

4. Học hỏi và chia sẻ nhiều hơn

Món ăn là thứ có thể được khen ngợi bởi người này nhưng lại bị chê bởi người khác. Chính vì thế trước khi lên danh sách menu hoặc tạo ra các món ăn mới, hãy tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhiều đối tượng nhất. Không gian quán cũng vậy, nếu bạn không có chuyên môn về thiết kế, thẩm mỹ thì nên đặt niềm tin vào các đơn vị thầu thi công để họ tự biến hóa theo phong cách mà bạn muốn.

Không ít nhà hàng được chính tay chủ thiết kế nhưng hoàn toàn không có giá trị thẩm mỹ và khá lỗi thời, không phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như xu hướng hiện đại. Dịch vụ nhà hàng là sự kết hợp giữa thực phẩm và kiến trúc, ngoài việc thưởng thức các món ăn ngon, khách hàng của bạn còn cần một không gian sạch sẽ, thoải mái. 

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo FnB
arrow Dùng thử miễn phí

5. Học cách quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự trong kinh doanh nhà hàng? nghe có vẻ không mấy quan trọng nhưng thực tế đây chính là nguồn lực cốt lõi giúp hoạt động kinh doanh của bạn vượt qua khó khăn cũng như phát triển vượt bậc. Sai lầm phổ biến nhiều nhà hàng hay mắc phải đó là tuyển dụng người nhà, nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản vào làm việc khiến chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không có kỹ năng xử lý tình huống cũng như làm hài lòng khách hàng.

Hơn nữa, việc phân bổ nhân sự không hợp lý giữa các ca cũng gây ra tình trạng nhân viên lúc ngồi chơi lúc trở tay không kịp. Bạn nên ứng dụng các phần mềm quản lý để xác định giờ cao điểm, thấp điểm của nhà hàng, làm cơ sở phân bổ nhân sự hợp lý.

6. Tập trung quản lý tài chính khi kinh doanh nhà hàng

Lỗ hổng trong kiểm soát tài chính khiến không ít nhà hàng lao đao, thậm chí phải đóng cửa do bị bào mòn từ bên trong. Những thất thoát nhỏ như một cái thìa, cái bát, mớ rau có thể khiến bạn chẳng để tâm, nhưng nếu sự việc này diễn ra mỗi ngày thì sớm hay muộn nhà hàng cũng sẽ phải gánh chịu tổn thất lớn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian ngồi tổng hợp chi tiết từng hóa đơn hoặc đến cửa hàng giám sát hoạt động mỗi ngày, chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà hàng đang là xu hướng tất yếu mà cả chính bạn cũng nên cập nhật ngay hôm nay. Phần mềm sẽ tự động tổng hợp báo cáo hàng ngày, tuần, tháng…, vẽ ra bức tranh tài chính rõ ràng và chính xác giúp bạn theo dõi từ xa ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, ipad. Chẳng đâu xa, hãy tham khảo danh sách TOP 5 phần mềm order nhà hàng tốt nhất hiện nay để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhé. 

Cần quản lý tài chính chặt chẽ khi kinh doanh nhà hàngNgười quản lý nhà hàng giỏi cần biết quản lý tài chính tốt

7. Không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ

Món ăn ngon và giá cả tốt có thể giúp bạn thu hút nhiều khách hàng mới, nhưng nếu dịch vụ tồi thì họ sẽ chỉ đến một lần duy nhất mà thôi. Hãy tập trung vào cải thiện chất lượng dịch vụ từ những yếu tố nhỏ nhất như thái độ phục vụ của nhân viên, thời gian đợi món, tác phong tại quầy thu ngân…

Những chi tiết tưởng chừng đơn giản nhưng không phải nhà hàng nào cũng đáp ứng được, đôi khi chỉ là tấm bạt che chắn xe khi trời mưa cũng khiến khách hàng nhớ mãi. Hôm nay sản phẩm của bạn tốt nhất, mai sẽ có người tốt hơn, hãy tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững nhé. 

8. Đầu tư vào Marketing

Đừng nghĩ một nhà hàng nhỏ không cần marketing, kể cả khi quán của bạn chỉ có vài ba chiếc bàn thì cũng nên tìm đủ cách để khách hàng tìm thấy quán trên Google hay Facebook. Giới trẻ và những gia đình nhỏ hiện nay thường có thói quen lựa chọn quán ăn được người quen giới thiệu, nhà hàng nổi tiếng hoặc cái tên được gợi ý trên toplist, google.

Nhiều quán ăn được khen ngợi rầm rộ trên internet, lọt vào top đặc sản nhưng khi đến nơi người ta chỉ thấy có vài chiếc ghế nhựa xung quanh, thậm chí còn không có địa chỉ cụ thể, nhưng vẫn hàng dài khách chờ được thưởng thức. Vậy còn chờ gì nữa, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn đã đủ tốt, hãy đầu tư thêm vào marketing để tăng doanh thu nhanh chóng nhé. 

Kinh doanh nhà hàng không quá khó, nhưng chắc chắn sẽ thất bại nếu bỏ qua các gợi ý trên đây. Trước khi bắt tay đầu tư, hãy lên kế hoạch chi tiết, xác định từng bước rõ ràng để “bỏ trứng vào đúng giỏ” bạn nhé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn khởi đầu tốt, đứng vững trước tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường và đột phá thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM