Kinh doanh hàng hiệu giảm giá, bí mật chỉ bạn và tôi biết

Nếu bạn là những tín đồ của hàng hiệu hay là các chủ cửa hàng kinh doanh đồ hiệu, có lẽ bạn sẽ khó bỏ qua những đồ hiệu với mức giá bình dân như Zaza, H&M, Mango… Kể cả là hàng hiệu bình dân thì giá của nó vẫn là quá cao để người tiêu dùng có thể lựa chọn mua sắm, đặc biệt là những chủ shop thời trang, nếu không biết cách “săn” hàng giá rẻ thì khó có thể nhập được đồ hiệu với cái bèo để bán ra thị trường với giá cả phải chăng mà vẫn được ăn giá cao. Nếu để ý, bạn sẽ thấy vào mùa sale, có hàng loạt các sản phẩm được trưng bày với ưu đãi 50%-70% đến 90%, với mức giá như vậy đảm bảo không đắt hơn hàng Trung Quốc hay Thái Lan là mấy, thậm chí là còn rẻ hơn. Vậy thay vì bạn phải chịu với cái giá chênh lệnh ngoài cửa hàng, hãy cùng chúng tôi khám phá cách để săn hàng hiệu giá rẻ cực đơn giản mà Sapo cung cấp cho bạn dưới đây, bạn chỉ cần chú ý và kiên trì một chút là có được một món hàng hiệu cực chất cho mình với giá cực rẻ.

1. Dịch vụ đặt hàng uy tín

Trên mạng ngày càng xuất hiện nhiều các dịch vụ đặt hàng. Điều bạn cần làm là lựa chọn những dịch vụ uy tín, công khai mọi chi phí phải trả mà ở đó bạn có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm trên website chính thức bên nước ngoài chứ không phải chọn trong giới hạn các mặt hàng trên web của bên đơn vị đặt hàng đó.

4

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh đặt hàng từ nước ngoài, không biết tiếng, không rõ đường đi nước bước để đặt hàng, thuế quan thì tốt nhất nên lựa chọn cho mình một đơn vị dịch vụ đặt hàng uy tín chứ không nên “mù quáng” tự đặt hàng. Bởi lẽ nếu tự đặt, hàng hóa của bạn có thể sẽ về chậm hàng tháng trời, thậm chí tắc ở hải quan hoặc mất hàng mà không biết kêu ai. Hơn nữa, một số website nước ngoài cũng không có hệ thống ship trực tiếp về Việt Nam nên việc tìm đến các dịch vụ đặt hàng hay vận chuyển là khá cấp thiết.

2. Nắm rõ công thức tính tiền từng mặt hàng

Bạn đã biết công thức tính chi phí món hàng đó chưa? Công thức tính khi hàng về thông thường sẽ được tính như sau: Giá sản phẩm trên website + tiền công order (nếu đặt hàng qua trung gian) + phí ship nội địa + thuế (nếu có) + phí ship tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu có các khoản phát sinh thì bạn cần phải biết rõ các khoản đó là khoản nào. Nếu không, chi phí của bạn sẽ bị độn lên rất cao. Một lưu ý đó là bạn nên chọn nơi đặt hàng mà khi hàng về sẽ rẻ nhất, ví dụ như với Topshop nên đặt từ nước Anh, Zaza từ Anh hoặc Tây Ban Nha, H&M từ Đức…

Bạn muốn tăng doanh thu bằng chương trình khuyến mãi?

Xem ngay các ý tưởng khuyến mãi đến từ chuyên gia tiếp thị hàng đầu  và áp dụng vào hoạt động kinh doanh tại cửa hàng nhé.

3. Nghiên cứu về bảng size

Nếu bạn đã từng đi mua hàng thời trang nhập khẩu bạn sẽ biết rằng, đồ Châu Âu thường có size to hơn size người Việt 1 cỡ nên để nhập hàng phải phù hợp với người Việt Nam, bạn cần tìm hiểu về bảng size. Mỗi hãng lại có cách đánh size khác nhau, có thể là 2-4-6-8, X-M-L hay 32-34-36-38-40… và size US, UK, EU thường không giống nhau. Do đó, hiểu về bảng size sẽ giúp bạn lựa chọn được những bộ đồ ưng ý, phù hợp với dáng người Việt, khả năng bán sẽ hết nhanh hơn.

6

4. Nắm được thời điểm vàng “sale off” của các hãng

Mỗi hãng thời trang sẽ có mùa sale cũng như quy cách săn hàng khác nhau. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản về một số hãng đồ hiệu phổ biến được nhiều người Việt Nam ưa chuộng.

Website: topshop.com

Bạn đừng quên theo dõi Topshop trên mạng xã hội như Facebook để luôn cập nhật thông tin về các đợt giảm giá một cách nhanh nhất nhé. Cũng như cách thức mua hàng trên các website khác, bạn vào trang website của Topshop chọn danh mục sản phẩm, bạn lọc giá từ thấp đến cao để tìm thấy vô vàn những sản phẩm đang sale với giá hấp dẫn, hãy lựa chọn những sản phẩm mà mình thích. Chúng tôi khuyên bạn, không nên mua bất cứ sản phẩm nào của Topshop ở mức giá gốc bởi chúng sẽ thường xuyên được giảm giá. Phí vận chuyển của Topshop khoảng trên dưới 10USD, bạn sẽ được miến phí nếu giá trị đơn hàng trên 100USD (tính ra tiền Việt khoảng 2,1 triệu đồng). Nếu bạn mượn được thẻ sinh viên của bạn bè, người thân đang du học ở nước ngoài sẽ được giảm giá 10% trên tổng giá trị hóa đơn.

Zara.com

Cũng như Topshop, hãng thời trang Zaza cũng thường xuyên tổ chức sale off, mỗi năm khoảng 2 lần. Đợt mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 6, đợt mùa Đông bắt đầu vào cuối tháng 12. Trên website các đợt giảm giá thường sớm hơn vài ngày so với tại cửa hàng nhưng mua tại cửa hàng thường sẽ có mức ưu đãi tốt hơn so với website. Mỗi lần giảm giá của Zaza thường kéo dài 2 tháng. Vì thế, đối với những sản phẩm không quá hot hoặc số lượng vẫn còn nhiều thì bạn không nhất thiết phải gấp gáp mua ngay từ lúc mới bắt đầu giảm giá bởi vì rất có thể giá sẽ còn giảm nữa vào cuối vụ sale off. Với mỗi đơn hàng online trên 50USD, bạn sẽ được miễn phí giao hàng.

H&M (hm.com)

Tháng 1 chính là thời điểm vàng để săn đồ H&M sale off với mức giá lên đến 50% tại các cửa hàng hay cả trên website. Một đặc điểm của thời trang hãng H&M đó chính là không mấy khi bị lỗi mốt nhưng vào thời điểm giảm giá, chúng vẫn được săn đón với giá cực sốc. Nếu là tín đồ của hãng này, bạn có lẽ bạn nên trực tiếp lựa đồ để có được món đồ ưng ý.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM