Khởi nghiệp kinh doanh, học tập từ thất bại liệu đã đủ?

Trong bài viết 10 bài học kinh doanh đằng sau sự thất bại chúng tôi đã nói rằng thất bại không đáng sợ, rằng thất bại là thầy của thành công, rồi thất bại dạy cho bạn rất nhiều điều và thất bại khiến bạn phát triển thêm nhiều kỹ năng. Những điều này đều đúng, nhưng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh chỉ học tập từ thất bại liệu đã đủ chưa? Ngoài người thầy nghiêm khắc ấy chúng ta còn có thể học được những bài học quý báu từ ai nữa? Hãy cùng chúng tôi tìm đến họ, để biết trong kinh doanh bạn cần phải có thêm tố chất gì.

khởi nghiệp kinh doanh 2

1. Sự tò mò

Tò mò là bản tính khởi nguyên của con người, nhờ tò mò con người khám phá ra thế giới hiện nay. Tò mò là khi bạn không ngừng đặt câu hỏi “Tại sao?”, là khi bạn luôn nhìn nhận vấn đề dưới góc độ mới để thấy rằng nó còn vô vàn điểm đen chưa biết rõ. Trong kinh doanh, đức tính tò mò sẽ cho bạn cách đánh giá, phân tích mọi yếu tố, tình huống thật toàn diện và kĩ lưỡng. Tò mò còn là một bước đà để bạn sáng tạo ra các ý tưởng kinh doanh mới. Tò mò giống như ngọn đèn hải đăng soi rọi từng bước đi phía trước của bạn vậy.

Tò mò mặc dù tốt, nhưng không phải lúc nào cũng thế, tò mò sẽ dẫn đến sai lầm nếu bạn không biết dừng lại đúng lúc. Vì không phải thứ gì bạn cũng nên biết, có đôi khi chính tò mò đưa bạn đến miệng vực thẳm lúc nào không hay.

2. Thử nghiệm

Có thể nói thử nghiệm là anh em sinh đôi của thất bại, chúng luôn song hành với nhau, thử nghiệm để thất bại, thất bại để rút ra kinh nghiệm rồi tiếp tục thử nghiệm, cho đến khi đạt được kết quả hoàn hảo thì thôi. Người ta nói Thomas Edison thất bại đến 999 lần rồi mới tìm ra cách chế tạo sợi dây bóng đèn bằng Vonfram, nhưng nói Edison thử nghiệm 999 lần để cải tiến sản phẩm cũng không sai.

khởi nghiệp kinh doanh 1

Thử nghiệm nghĩa là bạn dám làm, dám chịu và dám sửa, điều này đặc biệt đúng trong kinh doanh. Vì thực tế kinh doanh cách rất xa lý luận, các yếu tố thị trường, thị hiếu, nhu cầu luôn biến đổi, chỉ có trải nghiệm bạn mới đánh giá chính xác được những ý tưởng, chiến lược của mình có phù hợp hay không. Nhưng hãy nhớ một điều, chỉ thử nghiệm khi bạn đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, kể cả đường lui cho mình, đừng mù quáng làm mà không suy xét đến hậu quả. Đó gọi là làm liều chứ không phải thử nghiệm!

3. Tha thứ

Thất bại chỉ biến thành động lực khi bạn biết tự tha thứ cho bản thân mình, còn nếu không, nó sẽ biến thành một bóng ma đeo bám bạn, là cái bớt cản trở bước tiến của bạn. Trong kinh doanh không tránh được có lúc bạn thất bại, có lúc mất trắng, mặc dù nhiều người vẫn gắng gượng vượt qua nhưng một nửa trong số họ sẽ không dám lao vào thử thách thêm lần nữa mà chọn đường vòng tuy an toàn nhưng quá dài để tiến lên. Tự tha thứ nghĩa là bạn đã chấp nhận thất bại như một bài học đáng quý chứ không phải một lỗi lầm. Hãy ngưng tự ngược đãi tinh thần chính mình, như thế bạn mới giải phóng được bản thân, mới thoải mái đối mặt với những rào cản tiếp theo.

Đọc thêm: 5 lý do khiến bạn kinh doanh online thất bại

4. Kiên trì

Con đường đến thành công trong kinh doanh không hề ngắn, cũng không trải đầy hoa hồng, sẽ có rất nhiều chông gai đang chờ bước chân bạn, rất nhiều đối thủ đang chờ đẩy bạn xuống hố sâu và thất bại dường như trở thành điều dễ hiểu. Lúc này kiên trì trở thành thứ mà bạn không thể thiếu.

Kiên trì khác với cố chấp, kiên trì là cố gắng tiến lên dù gặp bao nhiêu khó khăn đi nữa còn cố chấp là mù quáng đi về phía trước chỉ bất chấp đúng sai. Kiên trì giống như liều thuốc tăng lực giúp bạn luôn có thêm dũng khí để vượt qua thử thách.

5. Kiên định

Con đường khởi nghiệp kinh doanh sẽ không chỉ có một mình bạn, xung quanh bạn còn có rất nhiều đối thủ cũng như người trợ giúp. Thế nhưng hãy nhớ rằng đây là cuộc chiến của riêng bạn, thành công cũng do bạn tự mình giành lấy, vậy thì tất cả những người khác đều chỉ là yếu tố ngoại vi. Sẽ có lúc bạn nghe được rất nhiều lời khuyên nên bỏ cuộc hay những lời khiêu khích từ đối thủ thì đừng vội vã tin tưởng hay vì chúng mà do dự, bạn cần học từ người thầy kiên định thói quen luôn vững lòng.

khoi nghiep kinh doanh

Mọi bước đi của bạn hôm nay không phải là một phút bốc đồng, bạn đã phải điều tra và chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước, dù đúng dù sai cũng là chọn lựa của bạn nên đừng buông xuôi ngay khi người khác có ý kiến tác động. Kiên định và bỏ ngoài tai những lời của kẻ ngoài cuộc rồi bạn sẽ thấy mọi thứ đều dễ dàng hơn nhiều. Giống như việc Alex Tew vẫ quyết định kinh doanh từng pixel trên website của mình mặc kệ những lời chê bai cho rằng đó là ý tưởng kinh doanh trên Internet ngốc nghếch nhất. Và cuối cùng, Alex đã trở thành triệu phú chỉ sau 4 tháng với ý tưởng đó, khiến nhiều người phải tròn mắt kinh ngạc, thán phục.

6. Thử thách

Chìa khóa của thành công chính là giải quyết những vấn đề khó khăn, chính nhờ luôn hướng tới các vấn đề hóc búa mà hàng loạt ý tưởng kinh doanh sáng tạo đã ra đời, đem về lợi nhuận khổng lồ cho chủ nhân của chúng. Như bạn đã thấy cách Google giải quyết vấn đề tìm kiếm giữa hàng tỷ thông tin được đăng tải hàng ngày trên Internet rồi đấy, hay cách mà Tesla đã tạo ra xe điện thế nào.

Chỉ khi dám đương đầu với thử thách bạn mới phát triển nhanh chóng, nếu cứ chọn con đường ít sóng gió thì bạn chỉ đạt được tiểu thành công mà thôi. “Thất bại” không phải là “Vấn đề khó”. Nó chỉ là tên gọi cho sự kiện cũ. “Thất bại” thì ở quá khứ. “Vấn đề khó” có thể đuợc giải quyết ở hiện tại.

Không chỉ học hỏi từ thất bại mà bạn còn phải học từ rất nhiều nhân tố khác để hoàn thiện hơn các phẩm chất, kỹ năng của mình khi khởi nghiệp kinh doanh!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM