Sự cố đứt cáp ở biển đông trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, email, thoại, video… sẽ bị ảnh hưởng. Khách hàng khi truy cập web sẽ chậm gây ảnh hưởng lớn tới việc mua bán, kinh doanh trên mạng. Mặc dù lưu lượng đã được chuyển sang các hướng dự phòng nhưng vẫn có khả năng gây nghẽn.
Trong các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam thì VNPT, Viettel, FPT, SPT đều bị ảnh hưởng. Trong đó, FPT đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.
Do sự cố đứt cáp ở biển đông ,các nhà mạng cũng khuyến cáo mọi người sử dụng dịch vụ internet chỉ nên sử dụng internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng. Các dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
Đây là sự cố đứt cáp ở biển đông AAG lần thứ hai trong năm 2015. Trước đó, sự cố đứt cáp ở biển đông AAG cũng đã bị đứt vào 8h ngày 5.1.2015 và cần tới 19 ngày để hoàn thành khắc phục sự cố. Trong năm 2014, cáp AAG cũng đã nhiều lần bị đứt, như vào tháng 7 và tháng 9.2014. Trong đó, sự kiện đứt cáp vào tháng 7 cần tới 2 tuần để khắc phục.
Theo FPT, tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11.2009, có chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt 2 Tb/s, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là ở Vũng Tàu.
Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, tuyến cáp AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, châu Âu và châu Phi thông qua các điểm cập bờ của hệ thống. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.