Hành trình từ công nhân trở thành ông chủ của chàng trai 8x

Hiện nay, xu hướng sử dụng cửa cuốn thay thế cho cửa sắt, cửa gỗ… đang thịnh hành trong xây dựng bởi loại cửa này tiện lợi khi đóng mở, thẩm mỹ, gọn gàng, đảm bảo an ninh… hơn so với các loại cửa truyền thống. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng, yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ ngày càng cao của thị trường, từ một thợ cơ khí, chàng trai trẻ 8x Lê Văn Hóa đã mạnh dạn lập xưởng chuyên sản xuất cửa cuốn, cửa kéo và hiện nay đã trở thành ông chủ của thương hiệu cửa cuốn lớn.

Ấn tượng đầu tiên về chàng trai Lê Văn Hóa – Chủ xưởng sản xuất cửa cuốn, cửa kéo Văn Hóa – là một chàng trai thật thà, chất phác của vùng sông nước miền Tây. Sinh năm 1983 tại Kiên Giang, thoạt nhìn anh như một người thợ cơ khí hơn là một ông chủ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất cửa cuốn – cửa kéo.

Anh Lê Văn Hóa đang giới thiệu với PV các mẫu cửa mà xưởng sản xuấtAnh Lê Văn Hóa đang giới thiệu với PV các mẫu cửa mà xưởng sản xuất cho khách hàng

“Tôi chỉ cho xuất xưởng những bộ cửa tốt nhất về chất lượng, an toàn, bền và đẹp nên bao nhiêu năm qua, tôi vẫn là người kiểm tra cuối cùng trước khi giao cho khách hàng. Hình ảnh tôi muốn xây dựng cho mình đó là “Uy Tín và Chất Lượng”. Anh em trong nghề thường hỏi tôi “Làm vậy biết chừng nào mới hư – mới sửa cho người ta?!” Tôi nghĩ mình làm cửa để bảo vệ tài sản cho người dùng thì phải thật bền, thật an toàn, có thẩm mỹ và phải có trách nhiệm bảo hành, bảo trì nếu xảy ra sự cố ngoài ý muốn, kể cả lỗi do khách hàng”, anh Lê Văn Hóa chia sẻ.

Mỗi ngày một gói mì

Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của anh Hóa. Năm 2003, từ khi bước chân từ miền quê nghèo Kiên Giang lên Bình Dương, anh làm đủ nghề để sinh sống, từ làm phục vụ quán ăn, nhà hàng, quán bar đến làm công nhân cho một công ty giày da. Lương thấp, không đủ tiền ăn phải tranh thủ ăn ở chỗ làm. Tối về ăn có nửa gói mì, còn nửa gói để dành cho sáng hôm sau.

“Chuỗi thời gian ấy tuy ngắn nhưng thật dài đối với tôi. Thấy người ta mua sắm tôi chỉ nhìn rồi thầm mơ ước chứ đâu có tiền mua. Tiền lương làm ra chỉ đủ ăn, đến nỗi tôi không dám có bạn gái vì thấy mình nghèo, mình nuôi mình còn chưa nỗi nữa là …”, anh ngậm ngùi nhớ lại.

Hành trình khởi nghiệp

Năm 2005, sau những tháng ngày cực khổ với đủ công việc mà vẫn không đủ sống, anh Hóa đã chọn Sài Gòn làm nơi bắt đầu cho hành trình thay đổi cuộc đời với 2 bàn tay trắng. Với kiến thức hạn hẹp nơi quê nghèo, học hành dang dở vì mưu sinh, anh đã chọn học nghề cơ khí vì cảm thấy có duyên với nghề này và phù hợp với chính bản thân mình. Trong 1 năm học nghề, anh vừa học từ chủ, từ những người thợ đi trước. “Họ giấu nghề dữ lắm, mình phải chịu khó quan sát rồi tự tìm hiểu thêm. Nhiều lúc hỏi cũng chẳng trả lời, mình ít học nên chậm hiểu, phải tự tìm hiểu thêm vào buổi tối bằng cách đọc lén ở nhà sách là chính. Internet thì mù tịt, mình mới biết sử dụng mấy năm nay thôi.”, anh Hóa cho hay.

Cuối năm 2006, anh ra nghề với bao mơ ước. Để dành được 5 triệu đồng, cộng thêm 10 triệu đồng gia đình gom góp để mở cửa tiệm, với số tiền ít ỏi ấy chỉ đủ mua 1 máy hàn, 1 máy cắt và một ít đồ nghề. Lúc đầu, cửa hàng của anh chỉ lấy lại từ các cơ sở khác để về lắp ráp, công việc lúc có lúc không nên rất bấp bênh và không ổn định. Đến năm 2007, nhận thấy việc lấy lại của cơ sở khác chỉ có tiền công lắp ráp, không có lợi nhuận, mà giá thành lại cao, anh Hóa quyết định mua máy về để sản xuất. Ban đầu, Xưởng sản xuất cửa cuốn cửa kéo Văn Hóa chỉ có 1 máy gia công cửa cuốn. Cuối năm 2007, anh đầu tư thêm 2 máy gia công cửa kéo theo công nghệ Đài Loan.

Năm 2008, nhận thấy việc đầu tư vào máy móc chưa đủ, cần phải biết bán hàng và làm thị trường nên hằng ngày, ngoài công việc kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng, anh còn tự mình đi tìm khách hàng thay vì chờ khách hàng tự tìm đến. Anh còn tích cực tham gia vào những buổi huấn luyện về kỹ năng bán hàng, huấn luyện về kỹ thuật mới cho ngành cơ khí, học thêm về máy tính để sử dụng được internet…

“Hồi nhỏ nhà nghèo đâu có được học về máy tính, giờ mới thấy nó hay.” – anh Hóa chia sẻ. Nhận thấy sự phát triển và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng, anh Hóa đã thiết kế website vanhoadoor.com trên nền tảng bán hàng Bizweb để sản phẩm của mình được đông đảo người dùng internet biết đến cũng như để nâng tầm thương hiệu VANHOADOOR.

Anh Lê Văn Hóa đang kiểm tra quy trình sản xuất

Từ năm 2010 đến nay, nhìn nhận thấy nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, anh mạnh dạn đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất cửa cuốn – cửa kéo theo công nghệ Đài Loan, 1 dây chuyền sản xuất cửa cuốn công nghệ Đức, 1 dây chuyền sản xuất cửa cuốn công nghệ Australia. “Trang thiết bị ở xưởng giờ đầy đủ, hiện đại và đỡ tốn sức hơn ngày xưa lúc mới mở tiệm rất nhiều.” – anh Hóa cho hay.

Đích đến thành công

Cái tên Xưởng sản xuất cửa cuốn cửa kéo Văn Hóa đã được anh em trong nghề biết đến như một đối tác lâu dài với phương châm “Uy Tín – Chất Lượng”, giá cả phải chăng và hỗ trợ các cửa tiệm mới mở về kỹ thuật, bảo hành, bảo trì nhanh chóng. Đối với khách hàng là chủ đầu tư lớn luôn hài lòng về chất lượng, cũng như tiến độ thi công. Đối với khách hàng là chủ nhà tư nhân thì luôn cảm thấy hài lòng về chất lượng cũng như giá cả. Sự nhiệt tình, vui vẻ của đội ngũ thợ và cả ông chủ luôn là niềm tin cho khách hàng.

Cho đến nay, Xưởng sản xuất cửa cuốn cửa kéo Văn Hóa đã trực tiếp thi công các công trình lớn nhỏ như các khu công nghiệp, hệ thống các trường học, khu dân cư, khu biệt thự, chung cư, nhà phố, các hệ thống game, kiot chợ, kiot trung tâm thương mại và là đối tác của nhiều công ty xây dựng, thực hiện dự án của các tập đoàn lớn như Cityland, An Khánh, Khang Điền… trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre… Đối với các tỉnh ở xa, sản phẩm được giao đến tận nơi với đại lý và người sử dụng.

Anh Hóa đang giới thiệu cửa cuốn mẫu cho khách hàng

Khi được hỏi về bí quyết thành công, anh Hóa vui vẻ nói rằng chỉ có chữ “Tâm” trong công việc. sản phẩm làm ra phải chất lượng, mẫu mã phải đẹp, sử dụng phải bền, giá cả phải chăng và điều đặc biệt anh sẽ là người cuối cùng kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng hay thi công. Sau khi thi công, đơn vị luôn chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng khi có sự cố một cách nhanh chóng để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc của khách hàng.

Anh Hóa còn chia sẻ thêm, một số cơ sở làm cửa không đảm bảo chỉ bảo hành 1 năm, chưa tới 1 năm nếu có sự cố gọi họ cũng khó khăn và nếu có tới cũng toàn thay mới cho nhanh chứ không khắc phục, gây tốn kém cho khách hàng. Riêng anh thì khác, thời gian đầu khi mở tiệm kinh nghiệm còn non nớt nên anh thường xuyên phải đi khắc phục sự cố. Đến nay, sau khi đúc rút kinh nghiệm anh nói: “Giờ cửa làm ra “ngon” nhất luôn rồi, không còn có sự cố nữa trừ khi thiên tai thôi. Bên mình bảo hành 2 năm cho sản phẩm và bảo trì vĩnh viễn.” – anh Hóa vừa nói vừa cười.

Thời gian sắp tới, anh dự định sẽ đầu tư thêm nhiều dây chuyền sản xuất cửa hiện đại, đội ngũ nhân lực chất lượng và xây dựng thương hiệu VANHOADOOR trở thành một thương hiệu mà mọi người tin dùng.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM