10 cách đối phó với những nhân viên có hành vi tiêu cực

Tất cả các nhà quản lý trong quá trình làm việc sẽ phải đối diện với rất nhiều kiểu nhân viên khác nhau, và đương nhiên không thể tránh khỏi những lúc sẽ phải đối phó với những nhân viên có những hành vi tiêu cực trong công ty. Khi gặp phải xung đột với những nhân viên như vậy, nếu như bạn không khéo léo, không tìm cách giải quyết thì mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Tại sao có những nhân viên lại luôn vi phạm như vậy?

Thường thì sau khi vi phạm một lỗi nào đó, người lao động thường có những hành vi tiêu cực để bảo vệ cho bản thân mình, hoặc, họ nghĩ đó là cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Trong nhiều trường hợp, họ giống như những đứa trẻ. Mỗi lần đứa trẻ hét lên là bố mẹ chúng lại cho kẹo, cứ thế, chúng sẽ nghĩ “hét” là hành động tốt nhất nên làm nếu muốn được ăn kẹo. Còn đối với nhân viên cũng vậy, mỗi lần có bất đồng quan điểm, họ sẽ nổi nóng và lớn tiếng cho đến khi những người khác im lặng, và lúc đó, họ nghĩ là họ đã giành được chiến thắng.

Đọc thêm: Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng bạn cần biết

Làm thế nào để có thể quản lý những nhân viên thường xuyên phạm lỗi?

1. Suy đoán trước khi hành động

Điều quan trọng là khi tiếp xúc với những nhân viên đó, bạn cần phải hành động một cách nhanh chóng. Thường thì bạn sẽ cần phải hành động ngay lập tức để dung hòa không khí và tránh để xảy ra những tình huống xung đột nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải suy nghĩ trước khi hành động. Tất cả phụ thuộc vào tình hình cụ thể, vào sự suy đoán của bạn, bởi chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ muốn làm cho mọi việc trở nên tệ hơn.

2. Thu thập đầy đủ thông tin trước khi giải quyết vấn đề

Luôn luôn hành động dựa trên thực tế, chứ không phải căn cứ vào tin đồn từ bất cứ ai. Nếu không phải là bạn đã chứng kiến được mọi việc thì trước khi điều tra rõ ràng từ nhiều phía, bạn không nên có bất cứ hành động gì làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhân viên của mình. Điều quan trọng là bạn cần phải điều tra và xử lý kịp thời.

Mặt khác, bạn phải chắc chắn rằng bạn không có liên quan gì trong những xung đột. Bởi lẽ nếu có liên quan thì bạn sẽ không đủ bình tĩnh, công minh trong quá trình giải quyết vấn đề. Hơn nữa thì cách giải quyết của bạn cũng sẽ luôn có xu hướng gây bất mãn trong toàn bộ nhân viên vì họ vốn dĩ cảm thấy không phục.

3. Xây dựng kế hoạch

Bạn là một người quản lý? Bạn biết giá trị của kế hoạch? Đối với việc giải quyết xung đột, đối phó với những nhân viên như vậy thực sự không phải dễ dàng. Bạn cần tìm đến một nơi yên tĩnh để không bị gián đoạn, lên kế hoạch để giải quyết mọi chuyện. Nếu không đủ khả năng và tỉnh táo, bạn sẽ phải cần đến một hay hai người hỗ trợ, giống như vai trò của một cố vấn nhân sự, là những người có chuyên môn, kinh nghiệm được bạn thực sự tin tưởng.

Sau khi bạn đã lên xong kế hoạch thì cần phải hành động ngay. Tuy nhiên hành động một các bình tĩnh chứ không phải bốc đồng, càng nhanh càng tốt.

4. Đối đầu với các vấn đề

Một khi vấn đề xung đột đã xảy ra, bạn cần phải giải quyết nó chứ không được trốn tránh. Việc đối mặt với các vấn đề có thể không được dễ chịu nhưng đó là một phần trong công việc quản lý của bạn. Mọi vấn đề không thể tự được giải quyết mà cần có sự can thiệp nếu như bạn không muốn nó tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

Trên đây là những lưu ý cơ bản nhất để giúp bạn định hình những bước đầu tiên trong quá trình giải quyết xung đột, đặc biệt là để đối phó với những nhân viên có các hành vi tiêu cực hay thường xuyên mắc phải lỗi lầm, vi phạm nguyên tắc làm việc của công ty. Đối mặt chính là cách để bạn quản lý tất cả mọi vấn đề xảy ra và giữ cho môi trường doanh nghiệp của mình luôn luôn “trong sạch”.

5. Đối phó với hành vi của nhân viên chứ không phải đối phó với họ

Mục tiêu của bạn là phát triển một giải pháp dung hòa các hành vi không tốt, chứ không phải là tìm cách để xử lý bất cứ ai và để dành "chiến thắng". Do đó, hãy tập trung vào các hành vi không phù hợp; không “tấn công” nhân viên của mình. Bạn nên sử dụng "tôi" để nói về mong muốn của mình đối với nhân viên, chứ không nên dùng “bạn” để chỉ trích lỗi lầm của họ.

Đừng cho rằng mọi lỗi lầm của nhân viên đều xuất phát từ mục đích tiêu cực, bởi nó có thể là hệ quả của sự sợ hãi, nhầm lẫn, thiếu động lực,.. cùng nhiều vấn đề cá nhân khác.

Hãy mang đến cho nhân viên của mình những giải pháp sửa chữa hay những cơ hội để phát triển lại và cho thấy một phần lớn trách nhiệm của họ trong việc giải quyết vấn đề.

Đọc thêm: Tại sao tất cả nhân viên đều quay lưng rời bỏ bạn?

6. Tìm hiểu nguyên nhân phía sau hành vi

Để giải quyết vấn đề, bạn cần phải bình tĩnh nói chuyện thẳng thắn với nhân viên của mình. Hãy tích cực lắng nghe những gì họ nói, thoải mái, không ngắt lời và không phán xét. Khi họ nói xong, hãy tóm tắt lại những gì họ đã nói để cho thấy rằng bạn đã thực sự lắng nghe họ, thông cảm với họ và có mong muốn cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.

Đặc biệt, nếu bạn có thể tìm hiểu được nguyên nhân phía sau những hành vi không phù hợp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp giải quyết hiệu quả.

Việc bạn nói chuyện thẳng thắn với nhân viên của mình đôi khi rất suôn sẻ, nhanh chóng nhưng nhiều khi cũng phải mất rất nhiều thời gian, nhiều lần trò chuyện mới có thể tìm ra được cách giải quyết vấn đề.

7. Liên tục giải quyết

Với những vấn đề nhỏ như đi làm muộn,… thì bạn có thể dễ dàng giải quyết cùng nhân viên của mình chỉ bằng vài câu trò chuyện ngắn. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều vấn đề mà muốn giải quyết, bạn cần phải kiên nhẫn. Đừng bao giờ mong đợi có kết quả ngay lập tức bởi mục tiêu của bạn là cải tiến đội ngũ và giải quyết các vấn đề liên tục chứ không phải cố gắng để đạt được thành công tức thì.

8. Biết khi nào bạn cần sự giúp đỡ

Đôi khi các vấn đề tiềm ẩn ở những nhân viên vượt quá khả năng kiểm soát của bạn. Chẳng hạn như họ gặp phải các vấn đề tâm lý đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ một bên chuyên nghiệp hơn. Khi đó, có thể bạn sẽ cần sử dụng đến các nguồn lực từ cộng đồng chứ không thể tự mình giải quyết vấn đề được.

9. Biết khi nào bạn đang ở nấc cuối cùng

Bạn luôn cố gắng tìm cách giải quyết, dung hòa mọi vấn đề với mục tiêu đạt được một giải pháp khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và thỏa mãn. Tuy nhiên thì đôi khi là không thể. Bạn cần phải biết mình đang ở nấc cuối cùng, bạn cảm thấy bế tắc và nhân viên của bạn thì cũng không nhân nhượng, không sẵn sàng thay đổi hành vi. Đó là lúc bạn cần phải bắt đầu chấm dứt các thủ tục phù hợp với chính sách của công ty để giải quyết.

10. Đến với một giải pháp ngăn ngừa

Khi xuất hiện những hành vi tiêu cực trong công ty, bạn không thể lãng tránh mà phải đối mặt với nó. Bạn có biết rằng những hành vi đó sẽ tiếp tục xảy ra nếu như bạn và nhân viên của mình không thống nhất về một giải pháp chung. Là một người quản lý, bạn cần phải làm cho nhân viên biết rõ đâu là hành vi phù hợp với môi trường công ty, đâu là hành vi không phù hợp. Đặc biệt là hãy chắc chắn rằng họ luôn hiểu về các nguyên tắc và hậu quả nếu như vi phạm.

Đọc tiếp: Phân quyền – Kỹ năng quan trọng cần phải biết khi quản lý nhân viên

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM