Bí quyết gắn kết nhân viên của nhà lãnh đạo tài giỏi (P2)

Nếu coi doanh nghiệp là một bộ máy khổng lồ thì mỗi nhân viên là một bộ phận có chức năng riêng biệt, và chỉ khi các bộ phận này liên kết với nhau thì bộ máy kia mới có thể hoạt động. Là một nhà lãnh đạo, ngoài việc xác định mục tiêu, chiến lược, lập kế hoạch thì bạn còn phải biết cách để gắn kết nhân viên với nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của sự đồng lòng. Trong phần 1 của bài viết Bí quyết gắn kết nhân viên của nhà lãnh đạo tài giỏi chúng ta đã cùng tìm hiểu 4 phương pháp giúp mối quan hệ giữa các nhân viên khăng khít hơn. Hãy cùng tham khảo 4 bí quyết khác trong phần 2 ngay dưới đây.

gắn kết nhân viên 1

5. Tổ chức các hoạt động xã hội

Thương hiệu của một doanh nghiệp không phải chỉ được xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm và các chiến lược tiếp thị, mà còn ở những cống hiến của doanh nghiệp đối với xã hội. Đây cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp lớn thường định kỳ thực hiện các chương trình từ thiện như “Áo ấm miền cao”, “Ánh sáng cho em”,…

Những chương trình này không chỉ có ích cho hoạt động đối ngoại mà đây còn là dịp để các nhân viên gắn kết với nhau hơn. Một chuyến đi đến vùng cao ủng hộ áo ấm hay mỗi lần đến viện dưỡng lão chăm sóc cụ già chắc chắn sẽ là trải nghiệm rất thú vị với mọi người. Bạn nên chủ động lập kế hoạch cho các hoạt động tập thể, giúp nhân viên của mình thêm hứng khởi và hoà đồng hơn.

6. Tổ chức các buổi giao lưu định kỳ

Trong một doanh nghiệp không phải mọi người đều biết nhau, đó là còn chưa kể kẻ cũ đi người mới đến khiến mối quan hệ ngày càng xa cách. Muốn xoá bỏ tình trạng này thì bạn nên chủ động tổ chức những buổi giao lưu định kỳ theo tháng hoặc theo quý để mọi người làm quen, chia sẻ khó khăn và kinh nghiệm làm việc của mình.

Những buổi giao lưu thế này cũng cần phải có một chủ đề cụ thể, tránh việc khi vào họp lại chia thành thành từng nhóm nhỏ tách biệt với nhau. Là người chủ trì, bạn phải liên tục đặt câu hỏi sau đó mời từng người phát biểu ý kiến, qua đó giúp người khác hiểu hơn về họ. Nếu số nhân viên của doanh nghiệp quá lớn thì có thể tổ chức giao lưu theo lượt giữa các bộ phận với nhau.

7. Ăn mừng thành tích

gắn kết nhân viên 2

Vì tính chất công việc nên trong công ty mọi người không thể quá thoải mái thể hiện quan điểm của mình, điều này vô tình tạo ra bức tường ngăn cách họ, khiến không khí trở nên thiếu tự nhiên. Đó là lý do vì sao những bữa tiệc nhỏ lại được nhiều người hưởng ứng đến vậy, tại bàn ăn sẽ không còn cấp trên cấp dưới mà chỉ có anh em, bạn bè mà thôi.

Tuy nhiên, tổ chức tiệc tùng cũng phải có lý do chính đáng, tránh làm xao nhãng công việc. Vì thế mỗi khi doanh nghiệp đạt được một thành tích lớn nào đó mới lên kế hoạch tổ chức, vừa tạo ra chủ đề chung để mọi người bàn luận vừa là dịp để khích lệ tinh thần nhân viên.

8. Tạo không khí của một gia đình

Đa số mọi người đều thấy áp lực khi đến công ty và chỉ thật sự thoải mái lúc ở nhà, một phần vì công việc, một phần vì chốn công sở có quá nhiều quy tắc. Mặc dù nói doanh nghiệp giống như một bộ máy nhưng không có nghĩa mọi thứ trong đó đều phải cứng nhắc như sắt thép. Để mọi người được thoải mái hãy tạo ra không khí của một gia đình trong công ty.

Ví dụ đến cửa văn phòng thì tháo giày để trong tủ rồi đi dép trong nhà, hay tạo một phòng nghỉ ngơi riêng cho mọi người vào giờ nghỉ trưa giúp họ có nơi ngả lưng chốc lát. Bàn làm việc trong công ty có thể kê sát vào với nhau, không có vách ngăn để nhân viên thoải mái trao đổi. Những việc này tuy nhỏ nhặt nhưng lại khiến mọi người cảm thấy thoải mái, không quá gò bó, các mối quan hệ cũng dễ phát triển.

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Bí quyết gắn kết nhân viên của nhà lãnh đạo tài giỏi (P1)

Ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông siêu lợi nhuận

Kinh doanh gì lãi khủng vào mùa đông năm nay?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM