Bắt đầu làm đại lý vật liệu xây dựng thế nào để có lãi?

Kinh doanh vật liệu xây dựng luôn được biết đến với nguồn thu tương đối ổn, đặc biệt là kinh doanh theo mô hình đại lý. Là một thị trường đang khởi sắc đồng nghĩa với việc cạnh tranh cũng theo đó tăng mạnh. Vì vậy, nếu bạn đang có ý tưởng muốn làm đại lý vật liệu xây dựng thì việc nắm vững những tiêu chuẩn và lưu ý quan trọng sẽ là yếu tố hàng đầu giúp bạn hạn chế rủi ro và tăng nhanh doanh thu một cách hiệu quả nhất. 

1. Bắt đầu làm đại lý vật liệu xây dựng - Đâu là những điều bạn cần chuẩn bị?

1.1 Có kiến thức về sản phẩm và thị trường vật liệu xây dựng

Rõ ràng, bạn không thể bắt đầu kinh doanh một sản phẩm mà bạn không hiểu rõ. Việc hiểu về sản phẩm là cách nhanh nhất giúp bạn có thể đưa ra các tư vấn phù hợp cho khách hàng của mình.

Cùng với đó, hiểu rõ nhu cầu thị trường cũng có thể giúp bạn đưa ra các kế hoạch nhập hàng phù hợp hay chính sách bán hàng nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Tìm hiểu rõ về thị trường không chỉ để bạn hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng mà còn là nghiên cứu về các đổi thủ trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát cũng như định hình rõ hướng đi cho mình nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong cạnh tranh hay quá trình kinh doanh. 

đại lý vật liệu xây dựng

Hiểu rõ về sản phẩm và thị trường vật liệu xây dựng là cách tốt nhất giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn

Đặc biệt, việc tham gia khảo sát và nghiên cứu thị trường cũng là yếu tố giúp bạn hiểu rõ nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng của khách hàng tại khu vực mà bạn chuẩn bị kinh doanh. Cũng như phần lớn nhu cầu sử dụng nằm ở loại sản phẩm nào để có kế hoạch định hướng phát triển rõ ràng nhất.

Tìm hiểu thị trường cũng có nghĩa là tìm hiểu về các đối thủ của mình, nghiên cứu về cách vận hành của họ, khách hàng của họ là ai và chính sách giá của họ như thế nào. Hãy nghiên cứu thật chi tiết và thật rộng để phân tích kỹ hơn nhằm đưa ra được kết luận chính xác nhất. 

1.2 Nguồn vốn cần chuẩn bị khi làm đại lý vật liệu xây dựng

Kinh doanh mặt hàng nào cũng cần có nguồn vốn, vốn không chỉ để nhập hàng mà còn là để duy trì việc kinh doanh của bạn trong thời điểm đầu tiên, khi lượng khách hàng của cửa hàng chưa thực sự ổn định. 

Kinh doanh vật liệu xây dựng là ngành tương đối nặng về chi phí nhập hàng bởi giá thành của các sản phẩm tương đối cao. Vì vậy, để trở thành đại lý vật liệu xây dựng, nguồn vốn ban đầu của bạn sẽ cần tối thiểu là khoảng 200-300 triệu đồng. Đây là nguồn vốn cần có để trả cho các chi phí cố định và nhập hàng.  

Đối với nhiều đại lý chưa có nguồn vốn ổn định, bạn có thể thương lượng thêm với nhà cung cấp để không hợp tác theo hình thức bỏ tiền nhập hàng mà chỉ lấy hàng khi có khách mua. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa được chi phí nhập hàng cũng như giảm thiểu rủi ro về khả năng tiêu thụ trong quá trình kinh doanh. 

1.3 Xác định mặt hàng chủ lực

Với việc làm đại lý vật liệu xây dựng, mặt hàng mà bạn kinh doanh sẽ tương đối rộng, vì vậy tùy theo quy mô, nguồn vốn và quá trình nghiên cứu thị trường, bạn có thể lựa chọn các mặt hàng chủ đạo mà cửa hàng của bạn sẽ kinh doanh và làm đại lý. Thông thường, vật liệu xây dựng được chia thành 2 loại chính:

  • Vật liệu thô: các vật liệu tự nhiên như đá, cát, sỏi,...và các vật liệu thô nhân tạo gồm xi măng, sắt thép, gạch, ngói,...
  • Vật liệu hoàn thiện: ống nước, gạch lát, sơn, thiết bị vệ sinh và phụ kiện,...

Tùy vào nguồn hàng và thị trường hướng đến mà chủ đại lý có thể lựa chọn được các sản phẩm chủ đạo

Việc xác định các mặt hàng kinh doanh chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn không phải ôm quá nhiều hàng hóa cũng như xoay vòng vốn quá nhiều để nhập hàng mà chưa rõ về khả năng tiêu thụ. Cùng với đó, xác định rõ sản phẩm chủ đạo cũng giúp đại lý vật liệu xây dựng quản lý cửa hàng dễ dàng hơn. 

1.4 Định giá sản phẩm

Trong nhiều trường hợp, nhà cung cấp và đại lý vật liệu xây dựng không có thỏa thuận ấn định giá mua thì đại lý hoàn toàn có quyền tự định giá sản phẩm.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể định giá quá cao so với giá nhập, bởi không chỉ liên quan đến vấn đề chênh lệch mà việc định giá sản phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bán hàng và cạnh tranh với các đối thủ của bạn. 

Rõ ràng, cùng một mặt hàng, cùng một thương hiệu nhưng giá bán khác nhau thì khách hàng của bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp giá bán thấp hơn phải không nào?

Vì vậy, hãy nghiên cứu và tính toán thật kỹ trước khi định giá sản phẩm để tối ưu hiệu quả kinh doanh của mình. Đặc biệt, hãy thiết lập đầy đủ cả giá bán lẻ và giá bán buôn để có thể linh động hơn trong các chính sách bán hàng sau này.   

1.5 Nguồn hàng nào cho các đại lý vật liệu xây dựng?

Đối với các đại lý vật liệu xây dựng, nguồn hàng khi kinh doanh vật liệu xây dựng của bạn thông thường là từ chính công ty, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc từ nhà phân phối. Trở thành đại lý của một thương hiệu nghĩa là bạn cần phải ký kết và đảm bảo 1 số điều khoản bán hàng ràng buộc từ nhà cung cấp.

nguồn hàng kinh doanh vật liệu xây dựng

Nguồn hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng cũng như chính sách đại lý phù hợp

Tất nhiên, việc lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất sẽ giúp bạn đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, chiết khấu ưu đãi cũng như các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho cửa hàng của mình. 

Có rất nhiều nhà sản xuất vật liệu xây dựng trên thị trường, vì vậy hãy chắc là bạn đã biết rõ về thương hiệu mà bạn nhập hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Bởi vật liệu xây dựng là mặt hàng kinh doanh đặc biệt và chất lượng là yếu tố hàng đầu mà bạn cần quan tâm để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như xã hội. 

2. Thủ tục đăng ký thành lập đại lý vật liệu xây dựng

2.1 Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

Lưu ý: Bản sao hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.

Hồ sơ sẽ được nộp đến Phòng đăng ký kinh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03 – 05 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2 Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn thông báo và phải nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nếu vi phạm quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

2.3 Khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin cơ bản đó là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Lưu ý không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu là Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những hình ảnh, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước; từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Hiện nay, kinh doanh vật liệu xây dựng không còn thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 24a/2016/NĐ-CP thì khi kinh doanh vật liệu xây dựng, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đối với cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng phải có đủ diện tích kho, bãi chưa đảm bảo cho việc bảo quản, xuất nhập các sản phẩm vật liệu xây dựng;
  • Phải có đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các loại vật liệu xây dựng dễ cháy, có mùi, hóa chất độc hại, bụi bẩn;
  • Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh thì tổ chức và cá nhân phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý.

Đặc biệt đối với doanh nghiệp có thực hiện xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng cần tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật về quản lý vật liệu xây dựng.

3. Quản lý đại lý vật liệu xây dựng thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu nhất?

3.1 Quản lý công nợ nhà cung cấp và khách hàng

Là một đại lý, quản lý nhà cung cấp là tiêu chí quan trọng để đảm bảo khả năng quản lý công nợ cũng như hiệu quả kinh doanh của sản phẩm thuộc từng thương hiệu.

Làm đại lý vật liệu xây dựng không có quá nhiều sản phẩm, tuy nhiên việc quản lý đúng cách và chi tiết về tất cả các mặt như lượng hàng hóa nhập, thời gian nhập hay công nợ phải trả sẽ giúp chủ đại lý giảm thiểu tối đa rủi ro khi kinh doanh cũng như vấn đề có thể xảy ra với sản phẩm. 

quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng

Quản lý công nợ nhà cung cấp và khách hàng đúng cách giúp loại bỏ các nguy cơ tổn thất nghiêm trọng

Kinh doanh theo mô hình đại lý vật liệu xây dựng nghĩa là khách hàng của bạn có thể là các nhà bán lẻ vật liệu xây dựng và cũng có thể là khách hàng có nhu cầu xây dựng, sửa sang nhà cửa.

Tuy nhiên, dù khách hàng của bạn là ai thì lượng hàng và giá trị của mỗi lần xuất hàng là khá lớn. Vì vậy, nhiều đại lý sẽ có chính sách không thu tiền 1 lần mà chấp nhận thanh toán nhiều lần hay cho nợ trong 1 khoảng thời gian nhất định. 

Điều này rõ ràng có thể xảy ra rất nhiều nguy cơ cũng như sai sót trong tương lai nếu việc thu tiền không được ghi chép rõ ràng. Đây là lý do mà việc ghi chép chi tiết, chính xác với hệ thống lưu trữ như excel, sổ sách hay các phần mềm quản lý bán hàng sẽ là những điều cần thiết mà chủ đại lý cần quan tâm. 

3.2 Quản lý nhập - xuất vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là nhóm sản phẩm có nhiều loại sản phẩm có tuổi đời khá ngắn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết, bảo quản không đúng cách. Đó là lý do mà việc theo dõi hàng hóa, tồn kho theo từng đợt nhập, xuất sẽ giúp bạn đưa ra được các kế hoạch kinh doanh phù hợp cũng như dự trù được việc nhập hàng sau này. Cùng với đó, việc theo dõi chặt chẽ điều này cũng là cách tốt nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm, thương hiệu.

quản lý kho vật liệu xây dựng

Quản lý vật liệu xây dựng giúp chủ đại lý dễ dàng theo dõi hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm

3.3 Theo dõi chi phí, doanh thu và lợi nhuận kinh doanh

Rõ ràng, đích đến cuối cùng trong kinh doanh chính là lợi nhuận. Chính vì vậy, việc theo dõi các chỉ số quan trọng như chi phí, doanh thu hay lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng trong một giai đoạn nhất định. 

Các báo cáo chi phí sẽ giúp bạn theo dõi được các chỉ số về chi phí nhập hàng, chi phí cố định và các chi phí phát sinh trong một kỳ để có thể cân đối trong các kỳ tiếp theo. Chủ đại lý có thể theo dõi các loại chi phí này bằng sổ sách hay nền tảng công nghệ như phần mềm quản lý để đảm bảo tính chính xác và cập nhật tại từng thời điểm. 

Hệ thống báo cáo trên các nền tảng công nghệ sẽ giúp chủ đại lý có thể theo dõi chi tiết và chính xác nhất tất cả các tiêu chí đánh giá cần thiết của một cửa hàng kinh doanh như báo cáo công nợ, báo cáo lãi lỗ, sổ quỹ, báo cáo bán hàng, báo cáo nhập hàng, báo cáo kho,...

Trên đây là những tiêu chí cần lưu ý khi trở thành đại lý vật liệu xây dựng mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn định hình được những điều cần làm cũng như lưu ý để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tối ưu doanh thu một cách hiệu quả nhất.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM