Bạn đã thực sự thấu hiểu khách hàng chưa?

Nhiều nhà làm tiếp thị chỉ thích ngồi một chỗ, tiếp xúc với những lý thuyết chỉ có trên sách vở mà quên mất rằng. Thị trường ngày nay có nhiều biến động, cách tiếp thị hay những công cụ marketing đã có nhiều thay đổi đáng kể, tất nhiên nó không thể có trên sách vở nhanh đến như vậy được. Điều bạn cần làm là thường xuyên nắm bắt những xu hướng, tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn, thậm chí giao lưu nhiều hơn với những người bán hàng thực thụ,… Đó quả thực là những cách giúp bạn có được kho tàng kiến thức quý báu mà không sách vở nào có được.

Lối đi nào cho doanh nghiệp mới thành lập

Bí quyết lấy ý tưởng kinh doanh từ khách hàng

1. Lắng nghe người tiêu dùng nhiều hơn

Đa số những người làm tiếp thị lại quá bận rộn hay khó chịu khi phải thăm dò thị trường. Họ có thể vui lòng tóm lược yêu cầu của mình với công ty nghiên cứu thị trường và dành thời gian xem kết quả nhưng không màng tìm đến điểm khởi đầu căn bản nhất mà mọi chuyên gia tiếp thị giỏi đều phải trải qua: bước ra khỏi văn phòng và dấn thân vào những nơi người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, đó mới là cách bạn đang thấu hiểu khách hàng của mình.

Khách hàng

2. Kỹ năng phân tích hành vi

Quá nhiều chuyên gia tiếp thị định nghĩa phân khúc là những khách hàng có cùng đặc điểm. Điều này hoàn toàn sai lầm. Phân khúc chính xác là những nhóm người cùng muốn những thứ giống nhau – còn việc họ có cùng độ tuổi, giới tính hay nơi sinh sống chỉ liên quan sau khi chúng ta đã dùng nghiên cứu thị trường để xác định các nhóm nhu cầu được chia sẻ bởi nhiều người. Khả năng xác định phân khúc từ dữ liệu thăm dò, với những tên gọi hành vi chính xác và mô tả chi tiết về bản sắc của từng đối tượng chính là đặc điểm của một chuyên gia tiếp thị giỏi. Còn những thứ bắt đầu bằng “đối tượng nam giới từ 18-35 tuổi” là bảng báo cáo của những chuyên gia máy móc.

3. Kỹ năng xác định mục tiêu

Một chuyên gia tiếp thị giỏi dám chấp nhận rằng đối tượng khách hàng mục tiêu ít hơn sẽ mang lại kết quả cuối cùng tốt hơn. Thông thường, điều này có nghĩa là chỉ theo đuổi từ khoảng 10% hoặc 20% của thị trường tiềm năng. Phân khúc khách hàng mục tiêu càng chặt chẽ đảm bảo kế hoạch tiếp thị có cơ hội thành công cao hơn. Nhiều người làm tiếp thị thường không dám chấp nhận điều này và kết quả là đối tượng mục tiêu của họ bao hàm hầu như tất cả mọi khách hàng.

Khách hàng

4. Định vị thương hiệu

Một chuyên gia tiếp thị giỏi có thể lập được bản đồ nhận thức và dùng nó để tạo nên 3 từ rõ ràng, súc tích để định vị thương hiệu. Không màu mè, rườm rà, đây chỉ là việc xác định rất rõ ràng về việc thương hiệu tượng trưng cho điều gì. “Định vị của bạn là gì?” là câu hỏi giúp phân biệt “vàng thau” trong giới tiếp thị. Những kẻ tự xưng là chuyên gia sẽ tự hào thuyết giảng về thứ nhảm nhí gọi là nhất quán, sáng tạo, hay thậm chí còn viết những 6 slides thuyết trình để cố diễn tả “tinh chất” thương hiệu. Nhà tiếp thị giỏi chỉ tự tin trả lời trong vài từ ngắn gọn.

5. Có thật thương hiệu không thể đo lường?

Nhiều chuyên gia cho rằng, thương hiệu không thể đo lường rõ ràng như doanh thu, doanh số, hay những con số như kế toán,… đây thực sự là sai lầm của những nhà nghiên cứu thương hiệu sơ sài. Bạn đã bắt tay vào tìm cách đo lường, định vị thương hiệu của mình trên một bản kế hoạch cụ thể rõ ràng hay chưa? Từng lộ trình bạn đi, đó chính là cách bạn định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM