HOT! Cẩm nang kinh doanh online và triển khai website bán hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh online? Có lẽ những bạn sắp kinh doanh ai cũng muốn tìm kiếm  cho mình một lộ trình kinh doanh bài bản và cụ thể. Với bộ cẩm nang kinh doanh online dành cho người mới bắt đầu (Bao gồm 6 chương), Sapo sẽ đến cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất, đảm bảo bạn có đủ tự tin và kiến thức để khởi động ngay việc kinh doanh của mình. Dưới đây là tất cả chủ đề mà bạn sẽ được lĩnh hội:

  • Cách tìm kiếm sản phẩm để bán
  • Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với thị trường
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  • Cách khoanh vùng khách hàng tiềm năng của bạn
  • Phương pháp tìm kiếm nguồn hàng.
  • Hướng dẫn bắt tay vào kinh doanh thực tế

Bạn đã sẵn sàng chưa nào?

Hãy bắt đầu pha 1 tách cafe nóng, nhâm nhi và cùng ngâm cứu cẩm nang cho người mới bắt đầu kinh doanh dưới đây nhé.

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh online?

Bạn có thể tự hỏi tại sao việc thiết lập một website bán hàng lại là phần cuối của chuỗi bài hướng dẫn các bước để bắt đầu kinh doanh online.

Xem thêm: HOT! Cẩm nang kinh doanh online và triển khai website bán hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu

Lập kế hoạch kinh doanh không phải là một việc quá khó. Điều cần làm đơn giản chỉ là: “bắt đầu”.

Hãy cùng điểm qua các bước lên kế hoạch kinh doanh đã được đề cập trong các chương trước nhé!

1. Quyết định bán gì

Có 2 lựa chọn khi quyết định kinh doanh online đó là: lựa chọn kinh doanh sản phẩm phổ thông hoặc kinh doanh các sản phẩm độc đáo.

Tuy nhiên đối với bán hàng online thì các sản phẩm độc lạ, khác biệt sẽ bán tốt hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn một sản phẩm ngách hoặc đang trở thành xu hướng trên thị trường. Nếu 1 sản phẩm đáp ứng được cả 2 tiêu chí này thì càng tốt. Google Trends sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường.

Đọc lại Phần 1: Bán gì bây giờ? Cách tìm kiếm sản phẩm bán online để nhận hướng dẫn đầy đủ về cách lựa chọn một sản phẩm kinh doanh phù hợp nhất cho bạn.

2. Đánh giá tính khả thi

Nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm bạn định kinh doanh sẽ giúp bạn chắc chắn sản phẩm đó có thể bán tốt trên thị trường. Bạn cần cân nhắc đến những thách thức, khó khăn khi quyết định tung sản phẩm ra thị trường.

Xem thêm: TOP 26 mặt hàng kinh doanh online HOT nhất hiện nay

Ví dụ: Bạn dự định kinh doanh một mặt hàng khá nặng và cồng kềnh, mặc dù có thể bạn sẽ phải chịu ít áp lực cạnh tranh và bán được nhiều hàng hơn, tuy nhiên những sản phẩm như thế sẽ khiến bạn phải chịu phí vận chuyển không hề nhỏ khi kinh doanh online và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bán hàng của bạn.

Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này và có các tiêu chí đánh giá một sản phẩm có khả thi hay không, hãy đọc Phần 2: Nên bán gì trên mạng? 7 dấu hiệu nhận biết một mặt hàng dễ kinh doanh.

3. Nghiên cứu thị trường

Cạnh tranh trên thị trường trực tuyến hiện nay rất khốc liệt, vì vậy để đảm bảo một kế hoạch kinh doanh thành công, bạn cần hiểu rõ thị trường và đối thủ, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Ở bước này, bạn cần nghiên cứu từ khóa, sau đó tìm hiểu về nhu cầu của thị trường với sản phẩm và xu hướng chung của thị trường.

Đọc ngay Phần 3: Cách nghiên cứu thị trường online để biết cách thực hiện phân tích thị trường một cách hiệu quả.

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có một cái nhìn bao quát về thị trường, hãy tiến hành đi sâu vào phân tích 10 đối thủ cạnh tranh nổi bật nhất trên thị trường hiện tại.

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh chính, đối thủ cạnh tranh thứ cấp và đối thủ ít cạnh tranh.

Để tìm hiểu về đối thủ, bạn cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, những kênh họ đang bán hàng… Tất cả các nghiên cứu này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗ hổng mà đối thủ đang còn thiếu và nhiệm vụ của bạn là lấp đầy những thiếu sót đó.

Hãy đọc Phần 4: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh online để biết chi tiết cách phân tích đối thủ cạnh tranh.

5. Tìm hiểu về luật kinh doanh

Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ cái gì cũng cần có hiểu biết về luật pháp. Kinh doanh mặt hàng đó có hợp pháp không? Có cần giấy phép kinh doanh không? Bán hàng online phải nộp những loại thuế gì?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết: Kinh doanh online có phải đăng ký và nộp thuế không?

6. Nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau bước tiến hành phân tích thị trường và đối thủ bạn sẽ biết được nhóm khách hàng nào đang quan tâm đến sản phẩm nhưng chưa được phục vụ. Đó chính là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cần hướng đến.

Bên cạnh đó, để hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần có các phương pháp xác định, phân loại, phân tích… khách hàng. Đọc Phần 5: Khách hàng của bạn là ai để biết cách nghiên cứu khách hàng.

7. Tìm kiếm nguồn hàng

Khi đã có đầy đủ thông tin về sản phẩm, thị trường và khách hàng thì đã đến lúc bạn bắt tay vào công việc tìm kiếm nguồn hàng để tung ra thị trường.

Bạn sẽ tự sản xuất, lấy lại tại các mối bán buôn hay làm dropshipping? Mặc dù cùng kinh doanh một sản phẩm nhưng câu trả lời sẽ khác nhau với mỗi cửa hàng. Mỗi lựa chọn cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Để lựa chọn được nguồn hàng phù hợp, hãy tham khảo Phần 6: Cách tìm kiếm nguồn hàng khi kinh doanh online.

8. Lựa chọn đúng giải pháp bán hàng online

Có một số tiêu chí khi lựa chọn nền tảng quản lý và bán hàng online như các chức năng cần phải có, chi phí và tích hợp với bên thứ 3… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!

Lựa chọn nền tảng quản lý và bán hàng

Sau khi đã thực hiện hết các bước nghiên cứu nói trên thì đã đến lúc bạn lựa chọn nền tảng bán hàng online, thiết lập và vận hành cửa hàng online của mình.

Phần lớn các cửa hàng online hiện nay đều lựa chọn giải pháp SaaS như Sapo. Ngay cả các doanh nghiệp lớn B2B cũng chuyển đổi sang sử dụng nền tảng này bởi những lợi ích mà nó mang lại:

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp
  • Không tốn nguồn lực, không cần quan tâm đến kỹ thuật
  • Có các tính năng mở rộng giúp bạn phát triển việc kinh doanh

Hãy nhìn vào cộng đồng người dùng nền tảng đó để đánh giá sự thành công của giải pháp thiết kế website bán hàng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm blog và các tài liệu hướng dẫn sử dụng của họ.

1. Đặt câu hỏi khi lựa chọn nền tảng bán hàng online

Trước khi quyết định lựa chọn một nền tảng bán hàng online, bạn cần đặt ra các câu hỏi đúng và tìm câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó.

Bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để được giải đáp những thắc mắc hoặc chính bạn có thể trực tiếp kiểm tra và trải nghiệm các tính năng bằng cách đăng ký dùng thử miễn phí.

Sau đây là danh sách câu hỏi bạn cần đặt ra khi lựa chọn một nền tảng bán hàng online:

Một nền tảng bán hàng online cần những yếu tố gì?

  • Nền tảng có đầy đủ các tính năng mà bạn cần hay không?
  • Nền tảng có đơn giản, dễ sử dụng không?
  • Nền tảng có cung cấp một hosting đáng tin cậy hay không? Website có hoạt động ổn định khi có lượng truy cập lớn hay không?
  • Nền tảng có cung cấp chứng chỉ bảo mật SSL cho website?
  • Có bộ phận hỗ trợ 24/7 không? Bạn có cần trả chi phí hỗ trợ không?
  • Nền tảng có tối ưu cho sản phẩm mà bạn kinh doanh không? Sản phẩm có nhiều biến thể sẽ hiển thị thế nào trên website? Quản lý có đơn giản không?
  • Có bị giới hạn số lượng sản phẩm đăng bán không? Bạn có phải trả phí cho giao dịch bán hàng trên website hay không?
  • Bạn có thể bán hàng trên website, trên Facebook, trên sàn… mà không cần phải quản lý kho riêng biệt không?
  • Làm thế nào để quản lý hàng tồn kho?
  • Nền tảng có cung cấp nhiều phương thức thanh toán như COD, thanh toán bằng thẻ, ví điện tử… hay không? Bạn có cần mất thêm chi phí để tích hợp các phương thức thanh toán này cho website của mình không?
  • Nền tảng cung cấp những phương thức vận chuyển nào?
  • Kho giao diện có đa dạng không? Giao diện có dễ dàng tùy chỉnh hay không?
  • Website có hiển thị đẹp trên di động không? Có thể tùy chỉnh trải nghiệm trên mobile hay không?
  • Website có tối ưu cho SEO không?
  • Nền tảng có tích hợp các ứng dụng hỗ trợ cho việc kinh doanh không? Có cần trả phí khi cài đặt ứng dụng không?
  • Có các API mở để bạn tùy chỉnh và tự động hóa việc kinh doanh mà không phải chuyển sang một giải pháp khác?
  • Các tính năng về UX như thanh tìm kiếm thông minh, HTTPS… có sẵn hay không? Bạn có cần trả phí để sử dụng không?
  • Website hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như thế nào để khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy cửa hàng online của bạn?
  • Có tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc cẩm nang kinh doanh giúp bạn phát triển việc bán hàng online hay không?

Kể cả khi bạn đã được giải đáp tất cả các câu hỏi trên thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên trải nghiệm thực tế nền tảng trước khi quyết định lựa chọn.

Hầu hết các nền tảng thiết kế website đều miễn phí sử dụng 07 ngày, hãy tận dụng tối đa điều đó!

2. So sánh chi phí giữa các nền tảng

Chẳng có nền tảng bán hàng online nào là miễn phí, bởi vì họ cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng trong một sản phẩm:

  • Hosting
  • Giỏ hàng
  • Quản lý sản phẩm
  • Hỗ trợ Quản lý kho
  • Thanh toán
  • Tích hợp sẵn các đơn vị vận chuyển
  • Xử lý đơn hàng tự động
  • App tạo Khuyến mãi
  • Bảo mật SSL
  • Đưa ra các báo cáo chi tiết

Tất cả những tính năng này sẽ là những công cụ đắc lực phục vụ cho việc bán hàng online.

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại có một chính sách giá khác nhau. Hãy lựa chọn mức giá phù hợp nhất với bạn và tìm hiểu gói dịch vụ đó bao gồm những gì.

Thông thường, tự thiết kế một website sẽ tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với bạn sử dụng giải pháp SaaS như Sapo. Hãy tham khảo giá nhiều nhà cung cấp và tính toán chi phí thực tế bạn phải trả để xây dựng một website bán hàng.

Tham khảo bảng giá dịch vụ thiết kế wesite chuyên nghiệp của Sapo Web

3. Lựa chọn giao diện phù hợp

Thiết kế website là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Đây là kênh kết nối bạn và khách hàng, và người dùng hiện nay đòi hỏi mua hàng trên một website đẹp mắt và tối ưu về UX.

Khi bắt đầu thiết kế website, điều quan trọng nhất là tìm được một giao diện website đẹp và phù hợp với cửa hàng của bạn.

Bên cạnh đó, một giao diện cần dễ dàng tùy chỉnh để tạo sự khác biệt cho cửa hàng và có thể phát triển dài hạn.

Hầu hết các nền tảng đều cung cấp 2 loại giao diện miễn phí và trả phí. Mỗi giao diện cũng sẽ có phần xem demo, bạn có thể xem trước giao diện xem cái nào phù hợp nhất với nhu cầu và ngành hàng của mình.

Đừng quên xem giao diện hiển thị trên các thiết bị di động như thế nào, có tối ưu hay không.

Kho giao diện website đẹp

Hơn 200 giao diện website đẹp trong kho giao diện Sapo có thể đáp ứng nhu cầu thiết kế website cho đa dạng các ngành hàng. Bạn chắc chắn sẽ lựa chọn được mẫu giao diện ưng ý và phù hợp với lĩnh vực của bạn.

Chọn giao diện ngay

3. Website phải dễ sử dụng

Một website sử dụng dễ dàng nghĩa là bạn có thể dễ dàng điều hướng, thiết lập, chỉnh sửa mà không cần phải là một chuyên gia công nghệ.

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần kiểm tra trong quản trị website:

  • Thiết lập dễ dàng

Bạn có thể dễ dàng thiết lập website bán hàng như cấu hình tên miền, phương thức thanh toán, vận chuyển, thiết lập các email thông báo, thiết lập kênh bán hàng… hay không?

cẩm nang kinh doanh online

  • Quản lý sản phẩm và mã SKU

Sau các bước thiết lập cơ bản, bạn có thể nhanh chóng tải lên hàng loạt sản phẩm từ file CVS hay không? Hãy kiểm tra tính năng này trên nền tảng website bán hàng, đặc biệt là nếu bạn kinh doanh lĩnh vực có nhiều ngành hàng, sản phẩm.

Cẩm nang kinh doanh online và triển khai website

  • Cài đặt ứng dụng với một click chuột

Nền tảng có cung cấp sẵn kho ứng dụng đa dạng, dễ dàng cài đặt vào website với một click chuột? Bạn sẽ không phải thuê một bên thứ 3 phát triển ứng dụng hỗ trợ bán hàng, tất cả các ứng dụng này đã được cung cấp sẵn, bạn chỉ việc lựa chọn công cụ bạn muốn, cài vào website và sử dụng thôi.

Cẩm nang kinh doanh online và triển khai website

  • Quản lý bán hàng tập trung 

Khách hàng đang có xu hướng mua sắm trên nhiều kênh nên bán hàng đa kênh đang là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, nếu như mỗi kênh bán hàng bạn lại phải quản lý trên một nền tảng riêng thì rất tốn kém thời gian, chi phí và nguồn lực.

Một nền tảng quản lý bán hàng đa kênh phải quản lý tập trung tất cả các kênh trên một nơi duy nhất.

Update: Ngày 17/4/2018, Sapo ra mắt phiên bản nâng cấp Sapo X, đánh dấu sự phát triển vượt trội và trở thành nền tảng có khả năng quản lý đa kênh tập trung đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

  • Khả năng mở rộng và tùy biến của nền tảng

Nếu muốn phát triển kinh doanh thì nền tảng bạn lựa chọn cũng phải hỗ trợ cho việc quản lý bán hàng đa kênh. Nền tảng phải có API đáng tin cậy giúp bạn kết nối với các kênh bán hàng và tự động hóa việc quản lý bán hàng.

Triển khai website bán hàng

Sau khi lựa chọn nền tảng bán hàng online, bạn cần qua các bước thiết lập, triển khai website để có thể bắt đầu đi vào kinh doanh.

Mặc dù, bạn có thể dành vài giờ để thiết lập cơ bản một website bán hàng, nhưng sẽ chẳng ai biết đến website của bạn hoặc nếu có người truy cập thì họ hẳn sẽ rất khó chịu với một website trống rỗng.

Vậy triển khai website là phải làm những gì?

1. Làm cho website trông thật chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn có một website thu hút thì trước hết phải làm cho nó trông thật chuyên nghiệp. Một website không phải cứ thiết kế lộng lẫy, có các chức năng mua hàng khủng là đẹp, là xịn. Mặc dù thiết kế website đẹp và tối ưu sẽ giúp bạn dễ dàng điều hướng người dùng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng đó không phải là tất cả.

Vậy một website như thế nào mới được gọi là chuyên nghiệp?

  • Lấy sản phẩm làm trung tâm

Người dùng thường đi đến quyết định tin tưởng và mua hàng trên một website trong 3-5 giây.

Website bán hàng cần đơn giản, đáng tin cậy và dễ sử dụng.

Khi truy cập vào website, khách hàng cần phải nhìn thấy ngay được bạn đang bán những sản phẩm gì và có thể dễ dàng tìm kiếm một sản phẩm trên website. Không nhất thiết là phải cài đặt quá nhiều công cụ, điều đó chỉ làm website trở nên nặng nề, chậm chạp, khiến khách hàng bỏ đi vì không đủ kiên nhẫn chờ đợi.

Dưới đây là ví dụ của một website thiết kế đơn giản và tập trung vào sản phẩm. Những sản phẩm nổi bật của shop được đặt ngay đầu trang ở vị trí trung tâm.

Cẩm nang kinh doanh online và triển khai website

  • Điều hướng rõ ràng

Đừng vội tính đến màu sắc hay logo thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng cách chọn một mẫu thiết kế website phù hợp để trưng bày sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Một website bán hàng phải là một công cụ giúp mua hàng online dễ dàng. Website thiết kế quá rườm rà chỉ làm khách hàng mất tập trung thay vì điều hướng họ đến việc thanh toán.

Khi lựa chọn một mẫu thiết kế website, hãy chọn menu điều hướng rõ ràng giúp người dùng dễ nắm bắt, tìm kiếm.

Nếu bạn chỉ kinh doanh ít mặt hàng thì website với một menu ngang trên đầu trang là lựa chọn hoàn hảo nhất, khách hàng sẽ không phải lăn chuột xuống mà vẫn có thể bao quát toàn bộ cấu trúc website. Còn nếu bạn có nhiều danh mục sản phẩm thì nên chọn giao diện có megamenu ở cột bên phải hoặc bên trái màn hình, loại menu này mới có thể hiển thị đầy đủ các ngành hàng có trên website.

Dù chọn giao diện nào cũng phải có phiên bản trên di động. Bạn có thể mất đến 90% doanh thu nếu website không mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt trên di động và quy trình thanh toán hợp lý.

Các bước tiếp theo sau đây là những yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng website bán hàng online thành công.

2. Thiết lập cổng thanh toán

Bạn muốn kiếm tiền ư? Vậy thì hãy cung cấp cho khách hàng chỗ để họ trả tiền cho bạn.

Nền tảng bán hàng online của bạn cung cấp những phương thức thanh toán nào?

Sapo hỗ trợ đến 12 cổng thanh toán như VNPay, VTCPay, Napas, Paypal, Ngân lượng, Bảo kim, Onepay… và các phương thức thanh toán như COD, chuyển khoản...

Hãy lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất với cửa hàng của bạn dựa trên các tiêu chí sau:

  • Có mất phí thiết lập cổng thanh toán không?
  • Có mất phí sử dụng hàng tháng/phí giao dịch không?
  • Có mất chi phí phát sinh không?
  • Có độ trễ khi chuyển tiền không?
  • Khi cần trợ giúp bạn có thể liên hệ với ai?

3. Thiết lập cấu hình vận chuyển

Giao hàng là một vấn đề khó khăn đối với những chủ shop mới kinh doanh online.

Tùy chọn giao hàng phụ thuộc vào sản phẩm, mô hình kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu và giải pháp bán hàng online bạn lựa chọn.

Vận chuyển là một yếu tố quan trọng khi kinh doanh online, nó có thể giúp bạn lôi kéo khách hàng và cũng có thể đẩy họ đi một cách nhanh chóng.

Vậy nếu bạn mới chân ướt chân ráo kinh doanh online thì hãy nghiên cứu thật kỹ chính sách vận chuyển.

Có một số mẹo bạn cần nhớ khi giao hàng online:

  • Bắt đầu bằng cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xem họ đang cung cấp những phương thức vận chuyển nào, chi phí bao nhiêu
  • Thể hiện chi phí vận chuyển rõ ràng trên website giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Cung cấp nhiều hình thức vận chuyển giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn giao hàng

Theo nghiên cứu, chi phí vận chuyển là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến từ bỏ giỏ hàng. VÌ vậy, nếu bạn có thể cung cấp chính sách miễn phí vận chuyển cho khách hàng là tốt nhất.

Bất cứ cái gì miễn phí cũng đều có tác động rất lớn đến tâm lý mua hàng.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tăng giá trị đơn đặt hàng trung bình bằng chính sách miễn phí vận chuyển hoặc miễn phí cho đơn hàng có giá trị tối thiểu.

Cuối cùng, bạn cần lên kế hoạch cho quá trình hoàn tất đơn hàng. Rất nhiều chủ shop bỏ qua bước này nên khi đi vào kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Kể cả số lượng mặt hàng ít, bạn cũng cần lên một quy trình xử lý đơn hàng để sẵn sàng bán hàng online.

Sau đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra khi thiết lập quy trình xử lý và hoàn tất đơn hàng cho shop online.

  • Cách tiếp nhận đơn hàng?
  • Cách in hóa đơn, in phiếu đóng gói?
  • Cần những loại bao bì nào?
  • Nên gửi kèm những gì cùng với sản phẩm khi đóng gói hàng hóa? (Hóa đơn mua hàng, phiếu khảo sát, hướng dẫn lắp ráp, hướng dẫn sử dụng, pin, phụ kiện, thư cảm ơn, phiếu giảm giá…)
  • Món hàng trông như thế nào khi mở hộp? Bao bì có thể hiện được thương hiệu không?
  • Bạn sẽ sắp xếp các sản phẩm cần vận chuyển như thế nào? Có cần đặt sản phẩm trong thùng, bảo quản lạnh, để trong phòng hay nhà kho?

Nếu không dành thời gian để lên kế hoạch cho quy trình xử lý và hoàn tất đơn hàng, bạn có thể gặp phải các vấn đề như giao nhầm hàng, giao trễ, thậm chí mất mát hàng hóa. Điều này sẽ gây tổn hại đến uy tín của cửa hàng online.

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh Sapo là công cụ đắc lực hỗ trợ chủ shop trong quá trình hoàn tất đơn hàng.

  • Đơn hàng từ các kênh sẽ tập trung tại một nơi, giúp bạn tiếp nhận đơn hàng nhanh chóng.
  • Thông tin đơn hàng chi tiết, rõ ràng giúp giảm thiểu tối đa sai sót, thất thoát.
  • Đơn hàng có thể chuyển sang các đối tác vận chuyển như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, DHL, Shipchung, ViettelPost, VNPost… để hoàn tất đơn hàng.

4. Lựa chọn một tên miền đẹp

Tên miền hay địa chỉ website không chỉ là thương hiệu mà còn là một công cụ tiếp thị quan trọng.

Tên miền là địa chỉ mà khách hàng tiềm năng tìm đến và quay lại mua hàng. Vì vậy, hãy lựa chọn một tên miền đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ.

Khi đã thiết lập website, nên hạn chế tối đa việc thay đổi tên miền.

Một tên miền đáng tin cậy không chỉ làm tăng lòng tin mà còn giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Vì thế, hãy dành sự quan tâm xứng đáng khi lựa chọn tên miền cho website.

Hướng dẫn tối ưu SEO cho website

Tên miền là một yếu tố quan trọng đối với website bán hàng nhưng lý do quan trọng nhất là đây chính là URL mà bạn sẽ xây dựng toàn bộ thương hiệu và là nền tảng của chiến lược SEO website.

Làm thế nào để website vừa thân thiện với người dùng và thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google? Hãy đọc ngay bài viết Tất tần tật về cách thiết kế một website chuẩn SEO.

Tìm hiểu ngay

5. Thiết lập công cụ phân tích đo lường

Để bắt đầu, hãy truy cập quản trị và kiểm tra nền tảng của bạn cung cấp những công cụ nào để phân tích, đo lường website .

Những số liệu thống kê tối thiểu mà một website cần phải có bao gồm:

  • Số lượng khách truy cập
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Sản phẩm bán chạy
  • Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng

Ngoài ra, thanh tìm kiếm trên website sẽ cho bạn những thông tin về xu hướng tìm kiếm của khách hàng.

Google Analytics là công cụ không thể thiếu của một website giúp bạn phân tích, đánh giá hiệu quả của website. Google Analytics sẽ cung cấp các thông tin chi tiết bao gồm:

  • Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
  • Theo dõi người mua hàng đến từ đâu, nơi họ tới và nơi họ thoát trang
  • Theo dõi khách truy cập tương tác với website như thế nào
  • Đo lường hiệu quả các hành động của bạn trên website

Nền tảng Sapo được tích hợp sẵn công cụ Google Analytics giúp bạn nhanh chóng đánh giá website qua các số liệu báo cáo ngay trong trang quản trị website.

Những câu hỏi thường gặp khi thiết kế website bán hàng

1. Có thể thiết kế website bán hàng miễn phí không?

Có rất nhiều nền tảng trên mã nguồn mở để bạn có thể xây dựng một website bán hàng miễn phí. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một website trên những nền tảng này đòi hỏi chủ shop cần phải có hiểu biết chuyên môn về kỹ thuật. Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải trả chi phí phát sinh nếu muốn thêm một số tính năng hỗ trợ cho việc bán hàng online. Vì vậy, một giải pháp SaaS như Sapo sẽ là lựa chọn tối ưu hơn bởi vì bạn có thể dùng thử miễn phí 07 ngày và một website đã có đầy đủ tất cả các tính năng cần thiết để bạn có thể bắt đầu bán hàng online ngay.

2. Làm thế nào để thiết kế website một cách dễ dàng?

Thiết kế một website bán hàng hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì không nhất thiết bạn phải có kiến thức, hiểu biết cao siêu về công nghệ. Với nền tảng quản lý bán hàng đa kênh Sapo, bạn chỉ cần lựa chọn một giao diện phù hợp trong kho hàng trăm giao diện, nhấn nút sử dụng là website của bạn ngay lập tức “khoác lên mình bộ cánh mới”. Các thao tác thêm mới sản phẩm, thiết lập thanh toán, vận chuyển… đều rất đơn giản và nhanh chóng.

3. Khi nào nên thiết kế website bán hàng?

Các cửa hàng chỉ bán offline đang gặp một bất lợi lớn vì doanh số bán hàng online vẫn tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm. Nếu chỉ bán tại cửa hàng sẽ là một thiếu sót lớn. Hiện nay, bán hàng đa kênh đang là xu hướng, bạn nên mở rộng, phát triển thêm các kênh bán hàng để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh số.

Có thể bạn quan tâm: Điều cần thiết cho 1 website bán hàng thông qua các câu hỏi

4. Làm thế nào để nhanh chóng xây dựng một website bán hàng?

Thời gian là vàng bạc, đặc biệt là khi bạn thiết lập cửa hàng trực tuyến. Sử dụng giải pháp SaaS như Sapo sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho việc thiết kế website bán hàng.

5. Những sai lầm phổ biến khi thiết lập website bán hàng:

  • Chỉ cần có website là khách sẽ tự tìm đến mua hàng
  • Không theo dõi chuyển đổi trên Google Analytics
  • Không có kế hoạch cho việc tiếp thị cửa hàng
  • Không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
  • Không có chiến lược SEO website
  • Website không có trang Giới thiệu và trang Liên hệ
  • Không có kế hoạch chăm sóc khách hàng
  • Sử dụng ảnh sản phẩm chất lượng thấp, thông tin mô tả sản phẩm nghèo nàn

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu một cửa hàng online?

Nếu câu trả lời là có thì còn chần chừ gì mà không bắt tay vào hiện thực hóa những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của bạn ngay hôm nay.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM