Một nghìn lẻ một lý do khiến khách hàng không chia sẻ bài viết của bạn

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao những bài viết của bạn không tạo được hiệu ứng trên mạng theo cách mà các bài viết thú vị vẫn được chia sẻ trên mạng xã hội chưa? Trong bài viết này sẽ đưa ra cho bạn 7 lý do vì sao khách hàng không chia sẻ bài viết của bạn trên mạng xã hội và gợi ý cách để xử lý chúng hợp lý nhất.

1. Tiêu đề bài viết không hấp dẫn

Tiêu đề bài viết là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó là câu ngắn gọn nhất để gói gọn nội dung của bạn, đồng thời dựa vào nó mà người đọc quyết định có nên đọc bài viết hay không. Thậm chí, họ có thể sẵn sàng chia sẻ bài viết trước khi đọc bài viết đơn giản chỉ vì cái tiêu đề. Vì thế, 1 tiêu đề kém sự hấp dẫn sẽ khiến họ lướt qua bài viết mà không mảy may suy nghĩ, chứ chưa nói đến việc chia sẻ trên mạng xã hội.

Tiêu đề bài viết là yếu tố quan trọng trong việc đọc và chia sẻ bài viết

Vậy làm thế nào để có được 1 tiêu đề hấp dẫn, phù hợp để người dùng chia sẻ trên mạng xã hội?

  • Kiểm tra tiêu đề các bài viết của báo cáo phân tích trang web để xem nội dung nào đang được làm tốt nhất
  • Sử dụng phân tích mạng xã hội để tìm ra những bài viết có tiêu đề làm xã hội tốt nhất
  • Sử dụng gợi ý trong bài viết Cách giật tit bài viết chuyên nghiệp

2. Phần mô tả “nhạt nhẽo”

Bạn cố gắng chia sẻ trên mạng xã hội để người dùng biết đến bài viết và chia sẻ lại khi thấy hữu ích nhưng bạn lại chưa quan tâm đúng mực cho phần mô tả bài viết? Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chia sẻ. Ngoài tiêu đề là yếu tố chính tác động vào việc quyết định đọc hay không, phần mô tả cũng cần được viết sao để lôi cuốn, không chỉ phục vụ cho SEO mà phải phục vụ cho người đọc.

Thông thường, với một số trang web chưa có hỗ trợ các thẻ keyword và description nên khi chia sẻ trên mạng, phần mô tả sẽ bị tự động đưa lên với sự lẫn lộn thông tin không cần thiết, không được đẹp và hấp dẫn.

Đọc thêm: Nghệ thuật viết mô tả sản phẩm có 1-0-2

Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng thêm plugin hỗ trợ để khi khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội, bài viết sẽ tự động lấy các tag hoặc phần nội dung quan trọng để làm thẻ keyword và thẻ mô tả.

3. Không có hình ảnh

Là một nhà tiếp thị, bạn phải biết rằng trong một bài viết, hình ảnh sẽ làm tăng sự chú ý cho nội dung của bạn. Ngay khi chia sẻ, 1 hình ảnh đi kèm cũng chính là điểm thu hút và kích thích khách hàng truyền tải nó trên mạng xã hội.

Hình ảnh - không khó để cảm nhân và chia sẻ

Theo WebhostingBuzz, có khoảng 300 triệu hình ảnh được tải lên Facebook mỗi ngày và 40 triệu hình ảnh được tải lên Instagram. Trong đó 12% người lớn online sử dụng Printest. 3 mạng xã hội này được đánh giá khá cao trong việc giúp tăng lượt truy cập website chỉ khi nội dung của bạn có hình ảnh.

Hãy chọn lại các bài viết được truy cập nhiều nhất của bạn, thêm hình ảnh phù hợp, hấp dẫn và chia sẻ chúng trên các mạng truyền thông xã hội quan trọng nhất của bạn.

4. Thiếu sự kết nối về nội dung

Mọi người cần phải được kết nối với nội dung của bạn theo một cách nào đó trước khi họ muốn chia sẻ nó. Chúng có thể tác động đến cảm xúc của người đọc, làm cho họ cười, làm cho họ xúc động, đồng cảm hay đơn giản là làm cho họ đồng ý hoặc không đồng ý.

Hãy nghiên cứu các vấn đề liên quan tới lĩnh vực của bạn và vạch ra những ý tưởng bài viết chứa nội dung lôi cuốn và kết nối thực sự với khách hàng. Nếu nội dung của bạn là tuyệt với với người dùng, nó sẽ tuyệt vời trên phương tiện truyền thông xã hội. Bởi nơi đó, người dùng tương tác với nhau tốt hơn ở những nơi khác.

Đọc thêm: Viết những nội dung chạm tới trái tim bạn đọc

5. Không có nút chia sẻ trên mạng xã hội

Bạn nghĩ sao khi người dùng đã đọc được một bài viết tuyệt vời và sẵn sàng chia sẻ chúng trên mạng xã hội nhưng sau đó họ nhận ra rằng không có nút chia sẻ trên trang web?

Nếu họ muốn tiếp tục thì phải đi đến các trang mạng xã hội cá nhân để copy-paste. Điều này thường không thuận tiện cho người dùng, nhiều khi nó còn làm cho họ ngại và từ bỏ ngay ý định chia sẻ bài viết trên mạng xã hội.

Tích hợp các mạng xã hội quan trọng, sẵn sàng cho người dùng chia sẻ

Vì thế, nếu bạn muốn người dùng chia sẻ nội dung của mình, bạn cần phải làm cho nó dễ dàng, thuận tiện hơn. Điều đó có nghĩa là sử dụng chia sẻ xã hội plugin hoặc các nút chia sẻ xã hội tại các vị trí hợp lý nhất trong trang bài viết.

6. Các nút chia sẻ gặp sự cố

Đôi khi các nút chia sẻ trên mạng xã hội không hoạt động đúng ví dụ như khi bạn chia sẻ trang trên Facebook nhưng lại bị từ chối để lấy hình ảnh. Hoặc khi các nút chia sẻ ngẫu nhiên tạo ra 1 cửa sổ pop-up bị chặn bởi trình duyệt, thậm chí chia sẻ nhưng nội dung trống trơn hoặc lấp đầy với các ký tự vô nghĩa…

Mặc dù những vấn đề này không phải lỗi của bạn nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách hàng truy cập và chia sẻ nội dung. Vì thế, bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động tốt nhất trên các trình duyệt và mạng xã hội.

7. Thiếu những từ ngữ kêu gọi hành động (Call to action)

Khi đọc được một nội dung hữu ích, người dùng sẽ thêm động lực để chia sẻ nếu bắt gặp những lời kêu gọi tại phần cuối bài. Nếu thiếu những từ đại loại như “xin vui lòng”, “Hãy chia sẻ nếu bạn cảm thấy thú vị”… bạn sẽ khó khăn hơn khi chạm tới trái tim của độc giả để họ chia sẻ bài viết cho mình.

Khi đọc được một nội dung hữu ích, người dùng sẽ thêm động lực để chia sẻ nếu bắt gặp những lời kêu gọi tại phần cuối bài

Bạn có thể chèn thêm lời kêu gọi chia sẻ trong nội dung mỗi bài viết hoặc cho hiển thị thường trực trong mục bình luận đồng thời chia sẻ trên mạng xã hội.

Đọc thêm: Tuyệt chiêu kêu gọi khách hàng hành động

Nếu bạn muốn khách hàng chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, những nội dung hữu ích luôn cần được lên kế hoạch triển khai thật tốt, dựa trên sự thuận tiện, sẵn sàng cho người dùng có thể chia sẻ bất cứ khi nào.

8. 71% người dùng KHÔNG muốn chia sẻ nội dung

71% người dùng facebook kiểm duyệt các bình luận hoặc bài đăng mà họ đã viết, theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Facebook và Đại học Carnegie Mellon. Trong hơn 17 nghiên cứu, họ đã nhận ra rằng khoảng 15,3 tỷ bình luận và bài đăng được viết những nhanh chóng bị xóa trước khi được chia sẻ.

4-nguyen-nhan-vi-sao-kh-khong-chia-se1

Nguyên nhân vì sao khách hàng không muốn chia sẻ bài viết của bạn

Có rất nhiều quan điểm được đưa ra để lý giải quy trình kiểm duyệt này. Một trong số đó là người dùng quan tâm đến  việc một bình luận hoặc một phần trong nội dung bài đăng sẽ phản ánh bản thân họ. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng các bài đăng được viết cho những mối quan hệ xã hội khác nhau, từ bạn bè đến người thân, từ nhân viên đến các đồng nghiệp, những người có thể ở nhiều danh sách liên hệ khác nhau và sẽ cùng nhìn thấy một bài đăng như nhau.

Bất kể nguyên nhân là gì, hành vi phổ biến của việc tự kiểm duyệt là một định hướng để tạo nội dung mà các khán giả có tính chọn lọc cao sẽ xem xét và lan tỏa các nội dung phù hợp cho bạn bè và người quen của họ.

9. Yếu tố thúc đẩy hành động

Theo khoa học xã hội, 5 khía cạnh của bản thân giúp chúng ta xác định cách ứng xử của mỗi người bao gồm:

  • Bản sắc quan hệ
  • Bản sắc cá nhân
  • Bản sắc xã hội
  • Bản sắc mơ hồ
  • Bản sắc tập thể

4-nguyen-nhan-vi-sao-kh-khong-chia-se2

Nguyên nhân vì sao khách hàng không muốn chia sẻ bài viết của bạn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mọi người luông đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố trong các tình huống xã hội , và ưu tiên những khía cạnh theo hoàn cảnh hiện tại của mỗi người. Bản sắc tập thể, trong đó tập trung vào nhóm mà các cá nhân tham gia, có thể là bản sắc nổi bật nhất tại một trận đấu bóng đá, nhưng bản sắc cá nhân (trong đó xoay quanh các giá trị và mục tiêu) là khả năng quan trọng hơn trong một cuộc phỏng vấn việc làm.

Thứ hạng của bản sắc đóng vai trò quan trọng khi tìm hiểu về việc chia sẻ trực tuyến. Các khía cạnh đó là nổi bật nhất khi người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội, xác định loại nội dung mà họ có nhiều khả năng chia sẻ. Nếu nội dung của bạn có thể giúp họ khuyến đại hình ảnh mà họ muốn người khác thấy, nội dung đó sẽ nhận được nhiều chia sẻ và quan tâm hơn mức trông đợi của bạn.

10. Người sử dụng muốn được xem như người bạn tốt

84% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của chúng tôi cho biết “là một người bạn tốt với những người tôi quan tâm” là một yếu tố quan trọng mà họ xem xét khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội; 20% nói rằng mối quan hệ của họ là “vô cùng quan trọng.” Những mối quan tâm đối với bản sắc quan hệ là những điểm nổi bật nhất trên mỗi thế hệ trong cuộc khảo sát của chúng tôi, đặc biệt là với người ở nhóm 65 tuổi.

4-nguyen-nhan-vi-sao-kh-khong-chia-se3

Nguyên nhân vì sao khách hàng không muốn chia sẻ bài viết của bạn

Người sáng tạo nội dung sẽ đạt sức hút bằng cách xây dựng các chiến dịch giúp mọi người liên hệ với nhau khi họ chia sẻ. BuzzFeed đã tìm thấy thành công độc đáo từ môi trường trực tuyến bằng cách khai thác đặc điểm tâm lý này, theo Ze Frank, người đứng đầu của BuzzFeed Video, và họ đã tập trung vào các nội dung khuyến khích người dùng chia sẻ với ngụ ý “tôi biết bạn, tôi thích bạn”.

11. Chia sẻ mục tiêu và giá trị

Ngoài tình bạn, 63% người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho rằng, giá trị của họ, mục tiêu và ước mơ  (các khía cạnh của bản sắc cá nhân) là những mối quan tâm tiếp theo trong danh sách của họ. Điều này đặc biệt đúng đối với thế hệ trẻ, những người ưu tiên các yếu tố về bản sắc cá nhân cao hơn so với nhóm tuổi cao hơn.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng trong khi các giá trị đã được xếp hạng cao, tôn giáo được xếp hạng là các yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu này. Trong thực tế, 55% số người được hỏi yếu tố xếp hạng này là “không quan trọng” khi họ xem xét việc chia sẻ nội dung. Tiếp thị nội dung có thể muốn đề cập tới nội dung liên quan đến bản sắc cá nhân hơn là từ quan điểm của các đảng phái tôn giáo hay chính trị.

Để đạt mục tiêu tạo trào lưu chia sẻ các bài viết trên cộng đồng mạng, những người làm nội dung cần quan tâm đến các yếu tố bản sắc và tâm lý chia sẻ của người đọc. Các bài viết cần có thông tin hữu ích và phù hợp với từng nhóm độc giả nhất định.

Đọc thêm: Những sai lầm khi viết content mà bạn cần nên nhớ

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM