7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”

Nếu nói đến thương hiệu giải khát nào đang đứng đầu thế giới có lẽ không nhiều người trả lời được nhưng khi hỏi tới Coca-cola thì 2/3 dân số toàn cầu đều biết. Điều gì có thể giúp loại nước ngọt 120 tuổi này có thể bền vững qua thời gian và trở thành thương hiệu số 1 toàn cầu như vậy?

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”3

Coca đã từng cố gắng thay đổi nhưng thất bại hoàn toàn với New Coke

 

Coca-cola giờ đây không chỉ được coi là biểu tượng văn hóa tiêu dùng, ẩm thực người Mỹ mà đã thành thức uống chủ đạo, lan tỏa đến hơn 200 quốc gia.

Trung bình mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người đang uống thứ nước giải khát màu nâu này. Tập đoàn này có tới 30 nghìn công nhân trên toàn thế giới, đó là chưa kể đến số lượng những người kinh doanh, đại lý phân phối độc quyền...

Coca-Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, nước nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát Coca-Cola không đổi. Lịch sử ra đời và phát triển của dòng nước giải khát này đã ghi nhận chiến thắng vinh quang và ngoạn mục của mặt hàng tiêu dùng bình thường nhất.

Nhiều người thắc mắc tại sao thứ nước uống tưởng chừng như rất đỗi bình thường này lại có thể ảnh hưởng kinh khủng đến vậy? David Butler – Phó chủ tịch phụ trách đổi mới và cải tiến của Cocacola đã cho biết hãng đã sử dụng 7 chiến lược thiết kế và tiếp thị chủ chốt để đưa thương hiệu này đứng số 1 toàn cầu.

1. 7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”

1.1. Công thức pha chế độc nhất vô nhị, không ai có thể bắt chước

Là ông chủ đầu tiên của đế chế Coca-cola nhưng Asa Griggs Candler lại không phải người sáng chế ra loại thức uống thần kỳ này mà đó là dược sĩ John Styth Pemberton – chủ một phòng thuốc tư nhân.

Mục đích ban đầu của ông là chỉ muốn tạo ra một loại nước thuốc bình dân chống lại cơn đau đầu, mệt mỏi và sau một quá trình mày mò nghiên cứu ông đã tạo ra một loại siro màu đen như cà phê.

Đến bây giờ người ta vẫn không biết công thức bí mật này ra sao (hiện nay công thức ban đầu được giữ bí mật trong hầm an toàn tại Atlanta), chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của chúng có chứa một tỉ lệ nhất định tinh dầu dược được chiết suất từ lá và quả của cây Cola (loài cây chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ).

Cái tên Coca cola được nhân viên kế toán Frank Robinson đặt tên trong đó bắt nguồn từ lá cây coca và hạt cây kola.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”2

John Pemberton, người "phát minh" ra công thức pha chế Coca-Cola

John Styth Pemberton rất tâm đắc với sản phẩm của mình và đi tiếp thi khắp nơi, đặc biệt trong các quán “Soda-Bar” nhưng trái với dự đoán, mọi người chỉ coi nó là thuốc và rất ít người chịu thử.

Công thức pha chế Coca-cola chỉ được hoàn thiện khi một nhân viên quán bar  Jacobs Pharmacy đã nhầm lẫn pha siro Coca-cola với nước sô đa thay vì nước lọc bình thường.

Nhưng thật kỳ diệu cốc cola đó lại mang lại cảm giác ngon miệng. Sảng khoái khác thường. Tuy nhiên dù thế nào sản phẩm của ông vẫn không được đón nhận, chỉ đến khi Asa Griggs Candler mua lại với cái giá 2300 USD thì mới tạo ra bước chuyển.

Thành phần cocaine được loại bỏ khỏi sản phẩm Coke vào năm 1903, chỉ còn lại một lượng nhỏ cafein đủ để tạo cảm giác hưng phấn. Những chuyện kể về việc lưu giữ và bảo quản bí mật công thức pha chế Coca-Cola vẫn được kể lại và đưa tin như những câu chuyện bí ẩn mang tính huyền thoại.

Chính nhờ sự bảo vệ bí mật công thức pha chế một cách tuyệt đối mà Coca-Cola đã làm khó khăn rất nhiều cho những kẻ muốn làm giả. Kể cả trong thời kỳ khoa học rất phát triển nhưng xác định đúng hoàn toàn công thức pha chế của Coca- Cola là điều không đơn giản.

Coca cũng từng có ý định thay đổi công thức với sản phẩm New Coke nhưng sự thất bại (từng được coi là khủng hoảng với tập đoàn này) của nó cùng với tẩy chay của người tiêu dùng đã khiến họ không dám lặp lại lần nữa.

Một loại sản phẩm với mùi vị không khác gì qua hơn 100 năm nhưng vẫn vị trí độc tôn và điều này còn giúp họ không mất thời gian để điều chỉnh theo khẩu vị của các thị trường trên toàn thế giới.

1.2. Phông chữ trên logo không thay đổi

Hầu hết các sản phẩm trên thế giới đều phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng Coca thì không. Từ công thức cho đến logo với kiểu chữ màu đỏ và uốn lượn cũng được thương hiệu này giữ nguyên kể từ lần đầu ra mắt. Frank Mason Robinson đã sử dụng kiểu chữ Spencerian mà nhân viên kế toán thường dùng để tạo sự khác biệt với đối thủ.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”4

Mẫu chữ qua các năm gần như không thay đổi

Bản chữ Robinson đã tồn tại cho đến ngày nay, được công nhận là một trong những logo chữ thảo nổi tiếng hơn trên thế giới. Ông tin rằng hai chữ C sẽ tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của công ty.

Thực tế là logo Coca cola đã được chào đón là một trong những nhãn hiệu thành công nhất thế giới. Và dù logo của Coca đã được thay đổi nhiều lần nhưng vẫn xoay quanh bố cục cũ và phông chữ vẫn gần như không thay đổi.

Sự phối hợp giữa màu trắng và màu đỏ trong mẫu logo Coca-Cola đã giữ được sự giản dị và độc đáo để quyến rũ những tâm hồn trẻ trung. Và chính điều đó đã giúp thương hiệu 120 tuổi này in sâu vào trong tâm trí người tiêu dùng toàn cầu, không ai có thể lãng quên.

1.3. Mẫu chai 100 tuổi

Một trong những điều làm nên thương hiệu của Cocacola đó là mẫu chai huyền thoại, tính đến nay đã tròn 100 tuổi của hãng.

Suốt 100 năm qua những chai Coca làm từ thủy tinh trong suốt, có phần thân trên tròn bầu chứa trong mình thứ nước ngọt có ga gây nghiện đã chu du khắp thế giới và đi vào giấc mơ của biết bao thế hệ thanh thiếu niên cũng như người lớn tuổi.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”5

Mẫu chai lấy cảm hứng từ trái Cacao

Sau khi Asa Griggs Candler mua lại công thức chế tạo ra Coca, ông đã bắt đầu xây dựng những xưởng sản xuất đầu tiên và hướng đến việc đưa sản phẩm của mình phủ khắp nước Mỹ.

Tuy nhiên đến năm 1915 thị phần Coca bắt đầu nhỏ trở lại do sự xuất hiện của hàng trăm đối thủ mới bởi vậy Griggs Candler đã tổ chức một cuộc thi cấp quốc gai để chọn ra một mẫu chai mới giúp sản phẩm được nhận diện tốt hơn, thể hiện đẳng cấp cao hơn các sản phẩm cùng loại nhan nhản trên thị trường.

Mẫu chai mới phải có thể sản xuất đại trà, sử dụng thiết bị hiện có nhưng cũng phải khác biệt và dễ nhận biết.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”6

Công ty chuyên chế tác thủy tinh Root Glass tại Indiana đã quyết định tham gia cuộc thi và lấy ý tưởng từ chính sản phẩm Coca-cola. Trong lúc chưa có hướng đi cụ thể, người giám sát khuôn Earl R. Dean đã phát hiện ra hình minh họa Cocoa (cây cacao).

Mặc dù Cocacola không chứa chút thành phần cacao nào trong hương vị cũng như công thức chế biến song hình dáng khum tròn với những múi đều đặn khiến các nghệ nhân tỏ ra rất thích thú. Và vì vậy họ bắt tay vào việc thiết kế, sau đó giành giải nhất.

Song có lẽ, họ cũng không thể ngờ rằng mẫu chai “contour” của mình đã trở thành hiện vật mang đầy tính biểu tượng của thương hiệu Coca Cola trong suốt một thế kỷ sau.

Mặc dù Cocacola đã thay đổi không biết bao nhiều lần vỏ chai, vỏ lon để phù hợp với từng sản phẩm, thời kỳ nhưng mẫu chai thủy tinh hình trái Cacao vẫn trở thành huyền thoại, trở thành một trong những đồ vật dễ nhận diện nhất trên hơn 200 quốc gia và cùng lãnh thổ.

1.4. Buộc nhà bán lẻ phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng

Năm 1919 gia đình nhà Candler đã bán nhà máy Coca-cola cho một nhóm các thương gia mà đứng đầu là Ernest Woodruff của công ty Trust Company bang Georgia với giá 25.000 đô la. Woodruff khi mở rộng quy mô cho công ty đã chú trọng đến việc duy trì tiêu chuẩn hoàn hảo.

Họ đã yêu cầu các nhân viên bán hàng ở mọi nơi phải phục vụ loại đồ uống này ở nhiệt độ 360F (2,220C), không bao giờ được trên 400F (4,440C) bởi đó là nhiệt độ giúp Coke tuyệt vời nhất.

Ngày nay, sách lược này có thể hơi kỳ cục, nhưng tiêu chuẩn 360F chỉ là một ví dụ khác trong việc thiết lập Coca-Cola trở thành sản phẩm chất lượng tuyệt hảo.

1.5. Giữ mức 5 cent/1 chai trong suốt 70 năm

Giá cả luôn thay đổi được xem là nguyên lý nền tảng về sự vận hành của nền kinh tế, tuy nhiên trong suốt 70 năm từ 1886 đến 1959 giá của mỗi chai Coke luôn ở mức 5 cent/1 chai.

Tất nhiên có nhiều lý do khiến Coke chỉ giữ mức giá đó. Năm 1899 có hai luật sư tới thăm công ty và muốn mua bản quyền đóng chai cho Coca (giai đoạn này Coca vẫn bán trong các thùng chứa có vòi).

Theo điều khoản của thỏa thuận, quyền đóng chai Coca Cola trên phần lớn lãnh thổ nước Mỹ được bán cho Benjamin F.Thomas và JosephB.Whitehead tại Chattanooga, Tennessee với giá 1 USD và hai vị luật sư này sẽ được mua nước giải khát của Coca Cola ở mức giá cố định vĩnh viễn. 

Sau đó thì thị trường Coca phát triển mạnh nhưng vì bị thỏa thuận ràng buộc nên Coca không thể tăng mức giá. Nếu các nhà đóng chai hoặc một cửa hiệu nào đó có tăng giá bán một chai Coke, thì Coca-Cola cũng chẳng kiếm thêm được xu nào.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”2

Mặc dù như vậy, Coca đã rất khôn khéo khi tung ra một loạt các chiến dịch qunarg báo với nội dung “hãy uống Coca-cola chỉ với 5cent” và chính vì vậy mà sản phẩm này bắt đầu lan tỏa ra toàn cầu. Sau đó khi thỏa thuận trên được làm lại nhưng một điều nữa xảy ra đó là các máy bán hàng chỉ nhận được đồng xu 5cent.

Rất nhiều giải pháp được đề ra như tăng giá bán lên 10 cent, thậm chí là đề xuất lên tổng thổng Eisenhower  cho ra đời đồng 7,5 cent vẫn không hiệu quả. Và giá của Coca vẫn duy trì ở mức độ 5cent.

Chỉ đến khi làm phát xảy ra, giá nguyên vật liệu tăng cao thì mức gia 5cent/chai mới bị khai tử vào năm 1959. Mặc dù giá bán không thay đổi nhưng đó không phải là câu chuyện tệ hại với Coca bởi nó giúp hãng này đưa sản paharm ra toàn thế giới.

Bởi không thể tăng giá, nên Coca-Cola đã chỉ làm một điều duy nhất là bán nhiều Coke nhất có thể.

1.6. Đầu tư cho quảng cáo

Asa Griggs Candler không chỉ nhạy cảm về thương hiệu mà còn là một bậc thầy về marketing.

Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng.

Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 – 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.

7 lý do giúp gã khổng lồ Cocacola giữ chắc “ngai vàng”3

Ngay từ thời kỳ đầu Coca đã rất đầu tư cho quảng cáo

Ông cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ các áp phích quảng cáo, hình minh họa, quyển lịch, đồng hồ với một mục đích duy nhất là giúp hình ảnh Coca xuất hiện nhiều hơn trong tâm trí khách hàng. Theo ông Butler, Coke là sản phẩm tiên phong trong việc gắn kết thương hiệu với những đồ vật không liên quan gì đến sản phẩm.

1.7. Chấp nhận mô hình nhượng quyền

Như đã nói trong phần trên, năm 1899 hai luật sư là Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead đã đạt được thỏa thuận bán Coke đóng chai, họ sẽ được mua nước giải khát ở mức giá cố định vĩnh viễn.

Đây được coi là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống Coca-Cola (The Coca Cola System) – một hình thức hợp tác nhượng quyền vơi các nhà đóng chai, cho phép tên thương hiệu này có thể bay xa hơn.

Hiện tại, rất nhiều nhà sản xuất chai cho Coca Cola là công ty niêm yết với doanh nhu đáng ngưỡng mộ như Coca Cola Consolidate Bottling, Coca Cola Enterprises và Coca Cola Bottling Company United. Hình thức nhượng quyền này cho phép Coca Cola tránh được các chi phí liên quan đến sản xuất, dự trữ và phân phối.

Đặc biệt trong năm 2013, The Coca Cola Company đã cập nhập mô hình nhượng quyền của họ tại Mỹ và Canada khi chia tách tập đoàn tại Bắc Mỹ thành Coca Cola Bắc Mỹ và Coca Cola Refreshment.

Ngoài ra họ cũng tiến hành một loạt thỏa thuậ với các nhà sản xuất chai ở Mỹ để mở rộng khu vực của các nhà sản xuất chai. Điều này có nghĩa là The Coca Cola Company hiện đang cân nhắc kiểm soát nhiều doanh nghiệp hơn trước đồng thời trao nhiều quyền hơn cho hầu hết các nhà sản xuất chai lớn.

Butler đã cho rằng “Coca-Cola không phải là một công ty khổng lồ; chỉ là một hệ thống những công ty nhỏ. Và mô hình này giúp công ty phát triển sản phẩm mới, phương thức giao tiếp mới, thiết bị mới…” – “Mô hình này là đòn bẩy cho phép công ty mở rộng thương hiệu ra toàn cầu nhưng vẫn giữ được tính địa phương”.

2. 7 bí quyết kinh doanh “không thay đổi” làm nên thành công của Coca-Cola

2.1. Bí quyết kinh doanh từ công thức chế biến “duy nhất” và “không thay đổi”

Công thức chế biến của nước uống Coca-Cola là một trong những bí mật mang tính sống còn của công ty này, hiện giờ nó vẫn đang nằm tại hầm an toàn Atlanta và được canh giữ nghiêm ngặt. Dĩ nhiên chúng ta không đi tìm hiểu sâu về vấn đề này mà sẽ cùng đọc lại câu chuyện hình thành cũng như những biến cố xảy ra với công thức ấy.

Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton một cách rất tình cờ, khi ông đang muốn sáng chế ra loại thuốc bình dân chống đau đầu và mệt mỏi. Thay vì thành phẩm trong ý định, John đã tạo ra một loại siro có màu nâu đen như cà phê, khi trộn cùng nước lạnh có thể giảm nhức đầu, tăng sảng khoái.

Thành phần chủ yếu của loại siro này được chiết xuất từ quả và lá của cây Kola, John đã thay chữ “K” thành chữ “C” để tạo nên cái tên Coca-Cola như ngày nay.

Nhưng đó mới chỉ là bán thành phẩm mà thôi, phải đến khi một nhân viên quán bar trộn nhầm soda thay vì nước lạnh vào loại siro này thì Coca-Cola mới chính thức ra đời, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng vào thời điểm đó.

Và suốt hơn 100 năm, công thức ấy không có sự biến đổi nhiều, chỉ điều chỉnh vài thứ phù hợp hơn cho sức khoẻ của khách hàng, nhưng trừ một sự kiện được coi là thảm hoạ của Coca-Cola vào năm 1985.

Đó là khi công ty này đưa ra chiến lược cạnh tranh sai lầm trong cuộc đua với Pepsi bằng thức uống mới: New Coke. New Coke mặc dù nhận được kết quả tốt trong đợt thử nghiệm nhưng khi chính thức tung ra thị trường lại bị ném đá gay gắt. Ngay sau đó, Coca-Cola đã phải thu hồi sản phẩm này và quay về với công thức cũ.

 Tất cả những sự kiện ấy chứng tỏ điều gì? Đó là việc thay đổi theo trào lưu chưa chắc đã đem lại kết quả tốt, khi mà doanh nghiệp đã tạo nên dấu ấn quá sâu đậm trong tâm trí người dùng.

Đây cũng là bài học đắt giá cho những ai đang muốn khởi nghiệp kinh doanh, hãy tìm hiểu và thử nghiệm thật kỹ trước khi định hình sản phẩm của mình, sau đó thì đừng vội chạy theo trào lưu khi mà sản phẩm hiện tại vẫn đang đem lại hiệu quả tốt.

2.2. Bí quyết kinh doanh với phông chữ logo “không thay đổi”

Việc tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng không phải điều đơn giản, bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức, Coca-cola đã làm rất tốt điều đó với phông chữ logo “không thay đổi” dù bây giờ hay mãi mãi về sau.

Đây là phông chữ được quyết định bởi Frank Mason Robinson, nhân viên kế toán của John Pemberton, vì ông cho rằng với phông Spencerian sẽ tạo nên sự khác biệt cho Coca-Cola, thực tế đã chứng minh điều này là đúng.

Bí quyết kinh doanh với phông chữ không thay đổi

Logo của Coca-Cola được tiêu chuẩn hoá vào năm 1923, dù sau này có điều chỉnh thế nào thì phông chữ kia cũng sẽ được giữ nguyên. Giờ đây, chỉ cần nhìn thấy sắc đỏ mềm mại của dòng chữ móc nối vào nhau người ta liền nghĩ đến một thức uống sáng khoái – Coca-Cola!

2.3. Mẫu chai nước độc đáo và độc quyền

Mặc dù hiện nay các loại chai Coca-Cola bằng nhựa được khá nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi của nó, nhưng chắc chắn ít ai quên được mẫu chai thuỷ tinh khá đặc biệt của hãng giải khát này.

Chai Coca-Cola thuỷ tinh được sáng tạo phỏng chế theo hình dạng của quả cacao với phần thân hơi bầu, dọc thân có những phần gồ lên như múi quả, khi đổ đầy Coca sẽ giống như một quả cacao chín vậy.

Điều đặc biệt là mẫu chai này do công ty Root Glass Company tại Indiana sáng chế và dùng làm sản phẩm tham gia cuộc thi thiết kế do Coca-Cola tổ chức, đây cũng là mẫu chai đoạt giải chung cuộc.

Sau đó Coca-Cola đặt mua lại mẫu chai này như một phần trong chiến lược tiếp thị của mình và bắt đầu quảng bá rộng rãi giống logo và sản phẩm của hãng.

Dù hiện giờ chai nhựa đã phổ biến hơn như Coca-Cola vẫn dùng chai thuỷ tinh này làm mẫu quảng cáo như một biểu tượng của hãng. Chính nhờ sự độc đáo đó mà Coca-Cola tạo nên sự khác biệt so với đối thủ, đưa thương hiệu của họ trở nên nổi tiếng, dễ nhận dạng hơn.

Đọc thêm: Bài học kinh doanh từ chiến dịch marketing của Coca-Cola

2.4. Bí quyết kinh doanh với chất lượng “không thay đổi”

Bí quyết kinh doanh với chất lượng “không thay đổi”

Mặc dù trải qua hơn một thế kỷ phát triển, có mặt trên 200 quốc gia với nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thế nhưng mỗi một chai Coca-Cola đều có chất lượng như nhau, đây cũng chính là điều cơ bản tạo nên thành công cho hãng này giữa hàng trăm công ty nước giải khát khác.

Năm 1919, sau khi mua lại Coca-Cola từ Candler – một cổ đông lớn của công ty – công ty Trust Company tại Georgia đã tập trung mở rộng quy mô nhưng vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn tuyệt hảo cho những chai nước giải khát.

Theo đó, các chai nước Coca-Cola phải được phục vụ ở nhiệt độ 36 độ F (~2,22 độ C) và tại các điểm bán lẻ công ty cũng đề ra quy định không cho phép phục vụ sản phẩm ở 40 độ F (~4,44 độ C).

Mặc dù đến ngày nay thì chiến lược này đã không còn phù hợp nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của Coca-Cola luôn muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, để họ có trải nghiệm tuyệt vời nhất với thức uống này.

2.5. 70 năm “không thay đổi” giá bán lẻ

Thêm một bí quyết kinh doanh nữa khiến Coca-Cola trở thành độc nhất vô nhị trên thị trường, đó là giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm liên tục mặc những biến động của thị trường.

Suốt từ năm 1886 đến năm 1959 một chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ. 70 năm không đổi của Coca- Cola xuất phát từ một bản hợp đồng và sau đó là rắc rối với máy bán hàng tự động ở Mỹ.

Mặc dù đây không phải chiến lược có lợi cho công ty nhưng không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại, 70 năm không đổi giúp cho Coca-Cola nhanh chóng chiếm được thị trường, nhận diện thương hiệu tốt tại Mỹ và luôn thống lĩnh thị trường vào thời gian đó, khi mà nhiều công ty vẫn không ngừng tăng giá sản phẩm của mình.

Hãy nhìn vào năm “không thay đổi” giá của Coca-Cola, không phải khi công ty đã lớn mạnh mà ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, có thể coi đây là chiến lược khá liều lĩnh dù hiệu quả khá lớn.

Hiện nay bạn vẫn có thể học theo chiến lược này nếu biết cách mở rộng quy mô để tối ưu hoá chi phí sản xuất, nhưng nên nhớ, cạnh tranh về giá tốt nhưng không phải là phương thức tốt nhất.

2.6. Tăng nhận diện thương hiệu bằng quảng cáo

Nhắc đến thành công của Coca – Cola không thể không nhắc đến thành công của các chiến dịch quảng cáo đặc biệt của họ. Thương hiệu Coca – Cola bắt đầu được bán tại hiệu thuốc với 9 ly/ngày trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới được nhà nhà biết đến nhờ các chiến dịch quảng cáo thành công và đặc biệt ấn tượng.

Trong khoảng thời gian Candler nắm quyền kiểm soát công ty, mức độ phủ rộng của thương hiệu Coca-Cola đã rất mạnh mẽ. Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 – 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra ông còn cung cấp miễn phí cho các nhà bán lẻ những tấm áp-phích, hình minh hoạ để trang trí hay tặng khách hàng lịch và đồng hồ. Nhờ chiến lược quảng cáo này mà Coca-Cola nhanh chóng được toàn nước Mỹ biết tới vào thời điểm bấy giờ.

Không chỉ dừng lại ở quá khứ, truyền thông và quảng cáo của Coca- cola luôn được chú trọng với nhiều chiến dịch thành công và đem lại nguồn doanh thu không hề nhỏ có thể kể đến như: Share a coke, hello happiness, move to the best,…

Truyền thông là một bí quyết kinh doanh hiệu quả của Coca- Cola

Đọc thêm: 5 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

2.7. Sử dụng mô hình nhượng quyền

Nhượng quyền đóng chai là một bí quyết thành công đáng nhắc đến của Coca- Cola. Nhượng quyền là cách mà Coca-Cola sử dụng để tạo nên hệ thống của mình.

Nhượng quyền giúp tiết kiệm chi phí cho Coca- Cola và giúp mang thương hiệu nước uống này mở rộng và phổ biến trên toàn thế giới chứ không chỉ trên đất Mỹ nữa.

Chiến lược nhượng quyền này khởi nguồn từ lời đề nghị vào năm 1899 của hai luật sư Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead ở Tennessee với Candler về việc cho phép họ đóng chai Coke. Chính nhờ lời đề nghị ấy mà ý tưởng nhượng quyền mới hình thành và mở rộng, và cho đến ngày nay đã có hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.

Điều này cho thấy bí quyết thành công của Coca-Cola là hãy xây dựng một hệ thống nếu bạn muốn mở rộng thương hiệu của mình một cách nhanh chóng.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM