6 sai lầm khi viết content bán hàng giết chết doanh thu của bạn

Bạn đang miệt mài viết, và viết content bán hàng... mà không nhận ra mình đã vô tình mắc phải những sai lầm khiến bài viết bán hàng không đạt được hiệu quả và làm giảm doanh thu của cửa hàng. Hãy nhìn vào 6 sai lầm khi viết content bán hàng dưới đây, nó có thể sẽ giúp mang lại lợi ích kinh doanh cho bạn cũng như tìm hiểu cách khắc phục chúng.

1. Mô tả sản phẩm "bội thực" tính năng

Sai lầm này rất dễ gặp phải, ngay cả với những người viết content bán hàng giàu kinh nghiệm. Là một người bán hàng và ông chủ của một cửa hàng, bạn đang nỗ lực chia sẻ cho mọi người thấy sự tuyệt vời của sản phẩm mà bạn đang cung cấp, cũng như các tính năng độc đáo qua các mô tả chi tiết đi kèm.

Nhưng bạn có biết cái gì mới là quan trọng nhất?

Khách hàng sẽ không quan tâm đến tất cả các tính năng và thông số kỹ thuật mà bạn liệt kê ra. Người mua chỉ thực sự muốn biết những thứ sẽ mang lại lợi ích cho họ. Vì vậy, mỗi khi bạn liệt kê ra một lợi ích của sản phẩm, bạn đã góp phần tăng tích kích thích và cuốn hút người mua, giúp họ nhìn ra những lợi ích mình sẽ có khi sở hữu sản phẩm. Đó mới là chính xác những gì khách hàng của bạn đang quan tâm đến.

Trước khi bạn bắt đầu viết mô tả sản phẩm, hãy tạo ra một danh sách đầy đủ các tính năng và lợi ích đi kèm. Sau đó hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và thử tư duy xem những lợi ích về sản phẩm như thế nào sẽ khiến khách hàng thích thú và bị cuốn hút. Hãy liệt kê ra những điểm ý  bạn cần viết, từ đó nội dung bán hàng của bạn sẽ thuyết phục hơn, và nó sẽ giúp bạn viết nhanh hơn.

2. Sử dụng quá nhiều câu chữ văn hoa sáo rỗng

Những câu chữ văn hoa, như đẳng cấp thế giới, thị trường hàng đầu, số 1, tốt nhất… được sử dụng rất thường xuyên, nhưng chúng chỉ gieo rắc sự tiêu cực trong suy nghĩ người đọc. Những câu từ sáo rỗng này đang chỉ phụ chiếm không gian bài viết mà không bổ xung thêm được ý nghĩa tích cực cho sản phẩm của bạn.

Đặt vào chính bản thân mình, bạn cần tự đưa ra câu hỏi cho mỗi câu và mỗi từ mà mình viết: Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể ngay lập tức, hãy nghĩ đến chuyện lược bỏ hoặc chỉnh sửa lại cho đến khi văn bản của bạn được cụ thể hóa và thực sự ý nghĩa.

Ví dụ, thay bằng một câu nói sáo rỗng “Đây là mẫu thời trang hàng đầu thế giới”. Hãy thay thế bằng “Sản phẩm sử dụng 100% chất liệu contton, giúp thoải mái và thấm mồ hôi cực tốt. Hiện sản phẩm đã đạt 20,000 lượt mua trong tháng 7 này. Những câu quảng cáo sáo rỗng chỉ khiến độc giả cảm thấy hài hước, và quay lưng lại với sản phẩm của bạn. Hãy đưa ra những con số cụ thể mà sản phẩm của bạn đã đạt được, sẽ giúp tăng uy tín của chúng lên rất nhiều.

Update: Ngày 21/7, Văn phòng Chính phủ thông tin, Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định có liên quan đến đề xuất phạt tiền trong lĩnh vực quảng cáo. Cụ thể các tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng nếu sử dụng một trong các từ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.

3. Thêm thắt quá nhiều tính từ liều lĩnh

Tính từ bổ trợ đi kèm sẽ giúp chúng ta giải thích những đặc điểm, tính năng và lợi ích nổi bật mà sản phẩm mang lại. Tuy nhiên, cần biết rằng chỉ nên dùng tính từ ở một chừng mực nhất định, nó sẽ đem lại hữu ích cho bài viết quảng cáo. Nhưng nếu dùng tình từ quá liều lĩnh và lạm dụng, nó sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó hiểu, bởi chúng đang làm cho nội dung của bạn trở nên khó đọc hơn. Một ví dụ:

Thật thoải mái, dễ chịu, và thích thú khi sử dụng bộ dụng cụ nhà bếp thông minh hàng đầu này. Bởi chúng được thiết kế độc đáo, luôn giữ vẻ hiện đại và là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà bếp của bạn.

Vấn đề rắc rối là có quá nhiều tính từ khiến cho độc giả khó kiểm soát và cho cảm giác lẫn lộn. Hãy lược bỏ bớt bằng một câu đơn giản hơn:

Bộ dụng cụ nhà bếp thông minh này sẽ phù hợp với căn bếp trong mọi hộ gia đình, nhờ kiểu dáng hiện đại và dễ dàng sử dụng.

Khi sử dụng tính từ, bạn hãy lưu ý một số lời khuyên dưới đây:

  • Chỉ sử dụng một tính từ sau một danh từ.
  • Không sử dụng tính từ mang ý nghĩa rõ ràng. Bạn sẽ không chỉ đơn giản muốn mô tả sản phẩm trông như thế nào, mà còn muốn chúng mang ẩn ý sâu lắng giống như cảm giác khi xem một bức tranh.
  • Chọn những tính từ thiên về cảm giác hay cảm xúc sẽ khiến người đọc cảm nhận được tốt hơn. Những từ như đẹp, tốt, hay hiệu quả là khá nhạt nhẽo. Hãy thử sử dụng một số tính từ cảm xúc như rực rỡ, hết hồn, không tưởng... để thay thế.
  • Sử dụng tính từ cũng giống như khi uống rượu vậy. Dùng quá nhiều sẽ làm ngôn từ líu nhíu như gã say rượu và gây khó hiểu cho người khác, nhưng nếu được kiểm soát trong chừng mực bài viết sẽ được mượt mà và quyến rũ hơn cho người đọc nó.

4. Không biết gắn kết câu chuyện theo nội dung muốn truyền tải

Khi khách hàng tiềm năng đọc một câu chuyện, họ có thể sẽ quên mất rằng mình đang được quảng cáo một thứ gì đó. Rảo cản thẩm thấu thông điệp bán hàng về thương hiệu của bạn sẽ bị xóa bỏ và nội dung bài viết sẽ trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Hãy viết ra một câu chuyện ý nghĩa, và thông qua đó người đọc sẽ hình dung được lợi ích khi sử dụng sản phẩm của bạn là như thế nào.

Một câu chuyện có thể siêu ngắn. Hãy tưởng tượng bạn đang bán sản phẩm ghế văn phòng có hỗ trợ tốt cho phần tựa lưng. Bạn có thể kể một câu chuyện đơn giản về một khách hàng đã cố gắng chọn mua những mẫu ghế khác nhau để sử dụng, nhưng cô vẫn tiếp tục bị chứng đau lưng hành hạ. Ngọc Trinh cảm thấy khó tập trung làm việc, cô thường đi tới đi lui xung quanh căn phòng. Cô ấy trở nên gắt gỏng.

Sau đó một ngày, Ngọc Trinh đã mua ghế của bạn và chỉ sau 1 tháng sử dụng, chứng đau lưng của cô đã biến mất. Đồng nghiệp nhận thấy cô ấy vui vẻ hơn trong công việc. Ông chủ của cô cũng nhận xét rằng cô làm việc hiệu quả hơn trước. Và mỗi khi về nhà, cô không còn mệt mỏi và cáu kỉnh. Ngay cả chú cún cũng được cô quan tâm nhiều hơn.

Một câu chuyện đơn giản có thể giúp những người mua tiềm năng hình dung được những lợi ích của sản phẩm mang lại, hay khi chúng quá phức tạp. Tuy nhiên, câu chuyện bạn kể cần được cá tính. Bạn có thể kể những chuyện liên quan đến sự phát triển, tính thử nghiệm, hoặc nguồn cung ứng các sản phẩm để làm chúng hấp dẫn hơn hay giúp tăng nhận thức về chất lượng cho độc giả.

Một số cách kể chuyện trong bán hàng bạn nên áp dụng:

Học hỏi từ phóng viên điều tra và đào sâu hơn vấn đề để tìm ra chi tiết hấp dẫn. Trò chuyện với người thiết kế, nhà cung cấp và bộ phận khách hàng, sẽ giúp bạn tìm ra những điều ý nghĩa hơn mà mình cần phải chia sẻ. Luôn viết ra những câu chuyện hết sức ngắn gọn và cụ thể. Cố gắng tập trung câu chuyện vào một ý tưởng đơn giản duy nhất. Tránh sự rõ ràng quá thể đáng. Dẫn dắt câu chuyện một cách bất ngờ thu hút người xem, và bán được sản phẩm.

5. Thiếu cá tính

Nhiều trang web lớn có tiếng tăm, giống như những tập đoàn lớn nhưng lại không có linh hồn. Họ không kết nối, không tham gia, họ hầu như không bán giá trị của sản phẩm, mà họ chỉ đơn giản là cung cấp bánh mì, bơ, bia, và kem đánh răng.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, sẽ chằng ai thích quay số đến những trung tâm hỗ trợ khách hàng vô cảm, trò chuyện cùng 1 con bot chat thay vì con người... Vì vậy, bạn có cần thiết tạo ra một bài viết tiếng tăm, nhưng vô hồn thiếu cảm xúc giống những tập đoàn lớn đó?

Để kết nối với độc giả, bạn cần thêm một chút cá tính trên trang web của mình. Hãy suy nghĩ về ngữ điệu của giọng nói - nếu trang web của bạn thực tế đã có nhân viên bán hàng trò chuyện với một vị khách. Bạn muốn được nghe anh ta tư vấn thế nào? Những câu chuyện anh ta sẽ nói? Những câu chuyện phiếm anh ta sẽ bỏ qua, và những từ ngữ anh sẽ lựa chọn.

Trước khi bạn xác định ngữ điệu của giọng nói, hãy xem xét khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Hãy thử hình dung có một người tới mua hàng, và thử xem xét làm cách nào để bạn có thể nói chuyện với bạn một cách thoải mái mà không thấy nhà chán.

Không cần tiếng tăm như một công ty lớn. Hãy đóng vai là một người bình thường. Bởi vì đó là cách bạn có thể thu hút khách hàng tiềm năng của mình.

6. Chỉ dành ít hơn 5 phút để chỉnh sửa lại

Copywriter chuyên nghiệp không thể viết một lần là xong. Họ phải lên kế hoạch. Họ viết. Họ chỉnh sửa. Do đó, trừ khi bạn là siêu nhân, nếu không bạn cần phải cẩn thận chỉnh sửa lại nội dung bài viết của mình:

Hãy tưởng tượng ra cảnh bạn đang nói chuyện với khách hàng. Bạn đọc to bài viết mà mình đã chuẩn bị từ trước cho vị khách nghe, nhưng lại có chứa những cụm từ khoa trương, không đúng ý. Bạn để ý thấy sự mất tập trung của anh ta, khi bắt đầu cúi mặt vào chiếc thoại, bởi nội dung nhàm chán của bạn? Vì vậy, hãy chỉnh sửa và đánh bóng bài viết cho đến khi bạn có thể thuyết phục khách hàng yêu thích của mình để họ mua sản phẩm bạn đang bán.

Có ý kiến thắc mắc nào từ phía khách hàng khi họ mua sản phẩm của bạn? Bạn đã giải quyết từng ý kiến như thế nào?

Giá cả thường là vấn đề nhạy cảm, vì vậy hãy đưa ra lời biện minh cho những giá trị thực sự mà người mua nhận được so với giá bán của sản phẩm.

Kiểm tra mức độ thành công của bài viết. Liệu nội dung bài viết đã tập trung vào khách hàng của bạn?

Đảm bảo bạn đã tích hợp những lợi ích đi kèm cho mỗi tính năng.

Lược bỏ những từ không cần thiết. Giảm số lượng các tính từ. Bỏ qua các trạng từ như chỉ, thực sự, vì chúng không tăng thêm ý nghĩa.

Soát ngược bài viết. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các lỗi chính tả và ngữ pháp. Để được tốt hơn, bạn có thể nhờ một đồng nghiệp hoặc một chuyên gia đọc lại bài viết của bạn và đưa ra lời khuyên hữu ích.

7. Sự thật về content bán hàng

Nhiều trang web thương mại điện tử lớn có tiếng tăm, giống như các tập đoàn lớn nhưng lại vô cảm, đối xử với khách truy cập web của họ như những con số.

Bạn có một cơ hội lớn để thể hiện sự khác biệt. Để có tính nhân văn. Để có cá tính. Để kết nối và làm hài lòng khách hàng tiềm năng.

Điểm khởi đầu của bạn phải luôn luôn lý tưởng với khách hàng. Hãy bán ra những lợi ích mà họ thích. Giúp họ thực hiện ham muốn của mình.

Luôn luôn nhớ những điều mà bạn đang hướng đến. Và thay nhắc trực tiếp đến nó, hãy cố gắng biến tấu chúng thành một cuộc trò chuyện. Đưa ra lời khuyên hữu ích cho người đọc.

Đọc thêm: Những lý do khiến khách hàng không thích content của bạn 
Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM