5 thách thức của kinh doanh online trong năm 2016 (P1)

Với đặc điểm rào cản thị trường ở các phân khúc đều tương đối thấp, không cần nhiều nhân viên và các nguồn lực khác, từ lâu thương mại điện tử đã trở thành giải pháp tối ưu của nhiều doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, cho thấy mức độ tăng trưởng của ngành bán lẻ rất khả quan. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều cửa hàng trực tuyến xuất hiện thì những người kinh doanh online sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Bài viết này sẽ trình bày 5 thách thức điển hình mà các doanh nghiệp nên biết để chuẩn bị trước cho năm 2016 sắp tới.

1. Cạnh tranh về giá và vận chuyển

Kinh doanh online có sự cạnh tranh về giá cao hơn bất kỳ hình thức kinh doanh nào khác. Thử tượng tượng với số lượng hàng chục thậm chí hàng trăm người bán hàng đang kinh doanh những sản phẩm giống hệt nhau trên thị trường thì ngoài giá cả ra rất khó để tìm được một điểm khác biệt giữa họ.

thách thức kinh doanh online 1

Nhìn xem, có đến 18 người khác nhau cùng bán sản phẩm này trong đó bao gồm cả Amazon.

Nhưng thực tế kiểu cạnh tranh về giá này khiến cho các nhà bán lẻ nhỏ chịu khá nhiều tổn thất, vì họ không có đủ tiềm lực để ganh đua với những ông lớn trong ngành. Thêm vào đó, áp lực về giá cả vận chuyện hoặc chính sách giao vận miễn phí cũng khiến cho không ít cửa hàng trực tuyến nhỏ phải lao đao.

Trong năm 2016 tới, vấn đề này còn tồi tệ hơn nữa đối với những doanh nghiệp nhỏ! Một số ông lớn trong ngành như Amazon hay Walmart đều có phương tiện vận chuyển trên toàn quốc, chẳng những thế hệ thống kho hàng của họ còn rất lớn và phân bố ở nhiều nơi, khiến cho chi phí vận chuyển giảm đi đáng kể. Đây là thách thức rất lớn, nhất là khi khách hàng ngàng càng có xu hướng thích giao vận nhanh và miễn phí (hoặc phí cực thấp).

Như vậy các nhà bán lẻ nhỏ cần phải tìm ra giải pháp phân phối hàng trong kho của mình tốt hơn để giảm chi phí vận chuyển hoặc chọn các sản phẩm độc đáo thay vì lao vào cuộc chiến về giá.

2. Cạnh tranh với nhà sản xuất

Trong truyền thống, các nhà bán lẻ thường nhập hàng từ các mối buôn hoặc lấy trực tiếp của nhà sản xuất, đây là mô hình rất phổ biến. Nhưng thật không may, rào cản gia nhập thị trường trong thương mại điện tử quá thấp, khiến cho các nhà sản xuất có nhiều cơ hội hơn để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà không phải đi qua các trung gian. Điều này có nghĩa là ngoài những cửa hàng bán lẻ trực tuyến khác bạn sẽ phải cạnh tranh với chính nhà sản xuất nữa. Hãy nhìn vào Danner Footwear, một phần của LaCrosse Footwear, không chỉ bán buôn cho các cửa hàng mà còn bán trực tiếp cho người mua trên website của mình nữa.

thách thức kinh doanh online 2

Điều tồi tệ là xu hướng này sẽ ngày càng phổ biến trong năm tới, khi mà hầu hết các nhà sản xuất đều đã có website riêng và họ phát triển nó theo chiều hướng bán hàng như vậy. So về tiềm lực thì các nhà bán lẻ khó mà cạnh tranh được với họ, chưa kể việc phân phối trực tiếp tiết kiệm chi phí thì lượng khách hàng trung thành của họ cũng lớn hơn rất nhiều, khả năng tiếp thị lại càng không có gì phải so sánh. Vậy thì lối đi nào cho các nhà bán lẻ đây? Có 2 cách, đầu tiên là lựa chọn sản phẩm của nhãn hiệu đặc biệt nào đó, phương án khác là nhập hàng từ những nhà sản xuất tư nhân.

Ưu thế duy nhất của các nhà bán lẻ với nhà sản xuất là kinh doanh đa dạng hàng hoá hơn, vì vậy trong cùng một dòng sản phẩm bạn nên nhập hàng từ một số thương hiệu khác nhau. Phương án này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tham khảo.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM