17 phương pháp tuyệt vời giúp bạn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

Làm giàu từ kinh doanh từ lâu đã là mơ ước và mục tiêu phấn đấu của nhiều người, không chỉ vậy, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử khiến nhiều bạn trẻ giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh online. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nở rộ của càng nhiều doanh nghiệp, việc tìm kiếm ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

6 địa điểm giúp bạn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

6 địa điểm giúp bạn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

Đã bao lần bạn tiêu tốn thời gian ngồi bên bàn làm việc hoặc tách café để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh đột phá? Không phải lúc nào bạn cũng có thể nắm bắt được ý tưởng và biến nó trở thành nguồn lợi nhuận và không phải lúc nào các ý tưởng cũng nảy ra khi bạn ngồi bên bàn làm việc.

Dù cho những ý tưởng được sinh ra để đáp ứng nhu cầu cho thị trường hoặc phát triển từ một sản phẩm đang có, các doanh nhân mạo hiểm thành công là những người tìm ra câu trả lời cho nhu cầu khách hàng. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có khả năng tạo ra xu hướng tiêu dùng mới hoặc nhìn ra nhu cầu thị trường. Nếu bạn vẫn muốn làm giàu từ kinh doanh, dưới đây là nhưng địa điểm lý tưởng giúp bạn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh.

Tại sao cần tạo ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ?

Ý tưởng kinh doanh độc đáo là một ý tưởng phải có sự mới lạ khác biệt và chưa từng được thực hiện trước đây. Thị trường luôn biến đổi mỗi ngày. Hôm nay doanh nghiệp của bạn đưa ra sản phẩm này, ngày mai đối thủ sẽ lại đưa ra một sản phẩm khác. Nếu doanh nghiệp của bạn luôn đứng yên tại chỗ mà không đưa ra được bất kỳ một ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ nào chắc chắn một điều bạn sẽ sớm phá sản. Trong một xã hội luôn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại được hay không chính là nhờ vào sự khác biệt của sản phẩm mà bạn cung cấp so với đối thủ cạnh tranh. Để phát triển bền vững trên thị trường sản phẩm của bạn không chỉ có chất lượng tốt, đem đến lợi ích cho khách hàng mà còn luôn cần đổi mới ý tưởng kinh doanh.

Theo thống kê cứ 100 doanh nghiệp được thành lập thì sau 5 năm sẽ có 80% số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn tới phá sản. Sau 5 năm nữa lại có 80% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp lại bị phá sản nhiều như thế? Nhu cầu của con người là luôn biến đổi vì vậy các sản phẩm dịch vụ cũng phải biến đổi theo để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn không đưa ra được ý tưởng kinh doanh mới thì phá sản là điều không thể tránh khỏi. Như Henrry ford - người sáng lập nên hãng ô tô ford đã nói “ Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong”.

1. Từ nhà

Hãy thử nhìn quanh ngôi nhà hoặc nơi ở của bạn, sẽ có rất nhiều thứ hay ho để bạn nảy ra ý tưởng, một vài trong số đó có thể trở thành công việc kinh doanh trong tương lai cho bạn. Bạn có gặp vấn đề gì với các vật dụng, tiện ích trong ngôi nhà? Máy hút bụi của bạn dùng có tốt không? Phòng khách có cần dọn dẹp hay trang trí lại? Hay hệ thống điện trong nhà chưa thật phù hợp?...Nếu bạn đang phải đối mặt với một trong những vấn đề này, hoặc nhiều hơn thế - thì có rất nhiều người khác cũng gặp phải cùng rắc rối ấy. Mọi người thường có xu hướng phàn nàn về những vấn đề gặp phải chứ không chú ý đến việc cải thiện hoặc tìm cách vượt qua. Đây là cơ hội rất tốt để bạn bắt tay vào tìm ý tưởng kinh doanh tại nhà, và hiện thức hóa chúng ngay thôi.

2. Ra phố

Những người hàng xóm xung quanh bạn sẽ là nguồn cung cấp ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho bạn, nhưng không phải theo cách bạn đi hỏi ý kiến của họ đâu nhé. Bạn hãy giành thời gian để quan sát và tìm hiểu khu vực nơi mình đang sinh sống về những thói quen hoặc nhu cầu chung của mọi người. Nếu gần nơi bạn sống có nhiều phụ huynh đi làm và không có thời gian trông con, sao bạn không suy tính đến dịch vụ trông trẻ theo giờ hoặc dạy thêm nhỉ.  

Trong khi đó, một khu dân cư với nhiều người cao tuổi sẽ cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc trông nom người già. Nếu không, bạn có thể chú ý đến những gia đình có thú cưng, họ sẽ rất cần dịch vụ hoặc cửa hàng chăm sóc vật nuôi. Có rất nhiều nhu cầu kinh doanh sản phẩm và dịch vụ phát sinh trong khu dân cư, vậy nên hãy trò chuyện và quan sát nhu cầu của những người hàng xóm, bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp cho bản thân.

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh từ nơi sinh sống

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh từ nơi sinh sống

3.  Cho đến nơi làm việc

Nếu bạn chưa có thời gian để quan sát hay tìm hiểu nhu cầu của những người hàng xóm, bạn có thể tìm kiếm ý tưởng từ chính nơi làm việc của mình. Với các nhân viên văn phòng, họ sẽ có rất nhiều khó khăn cần giải quyết liên quan đến cả công việc và cuộc sống. Rất có thể những đồng nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiếm kế toán ngoài giờ cho công việc kinh doanh của họ. Những người khác lại đang cần tìm các lớp dạy nhạc, lớp dạy vẽ cho con cái. Chỉ với một vài cuộc trò chuyện nhỏ trong giờ ăn trưa hoặc giải lao là bạn đã thu về kha khá ý tưởng kinh doanh cho mình rồi.

4. Hoặc siêu thị, trung tâm thương mại

Không chỉ bản thân bạn mà những người tiêu dùng khác đều muốn thưởng thức những món ăn ngon, thực phẩm sạch. Vậy những cửa hàng thực phẩm, siêu thị hay trung tâm thương mại gần nơi bạn làm việc, sinh sống có đang cung cấp các nguyên liệu thực phẩm sạch. Bạn có thấy thiếu nguyên liệu gì trên các kệ hàng ở cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị không? Có không ít người đang lựa chọn thị trường thực phẩm sạch để kinh doanh. Bạn có thể mở cửa hàng hoa quả sạch hoặc tự trồng và phân phối các mặt hàng rau sạch, thực phẩm sạch. Nếu bạn tự tin vào tay nghề nấu ăn, bạn hãy mở nhà hàng hoặc xe bán thực phẩm lưu động xem sao.

Kinh doanh rau quả sạch hoặc sản phẩm cần thiết

Kinh doanh rau quả sạch hoặc sản phẩm cần thiết

5. Công cụ tìm kiếm

Tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo… đã không còn xa lạ với nhiều  người, và đây còn là một địa điểm tuyệt vời để bạn tìm kiếm ý tưởng kinh doanh nữa đó. Tuy nhiên, không phải thông tin nào bạn cũng có thể tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Có không ít lần bạn cảm thấy thất vọng với Internet vì không thể hiển thị kết quả tìm kiếm cho bạn? Trong tình huống này, bạn có 3 lựa chọn: thiết lập ý tưởng gần với kết quả tìm kiếm, bỏ qua hoặc tự mình tạo nên kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn lựa chọn việc tự tạo kết quả tìm kiếm, bạn sẽ có trong tay cơ hội biến khó khăn thành công việc kinh doanh đầy quả ngọt. Tuy nhiên, bạn hãy tìm kiếm thêm tại các diễn đàn, hội nhóm để xem có ai đó đang cùng chung ý tưởng này với bạn không? Bạn có thể hợp tác với họ hoặc tìm hướng đi riêng cho mình, dù thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ tìm thấy những ý tưởng kinh doanh độc lạ cho mình.

6. Mạng xã hội

Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin phản ánh xu hướng và nhu cầu của nhiều người. Phần lớn thời gian, các bài đăng, bài quảng cáo đều phản ánh các sản phẩm, dịch vụ đang có, nhưng nếu bạn chú ý một chút, bạn sẽ thấy có rất nhiều khía cạnh đang thiếu vắng các dịch vụ, sản phẩm hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội để cùng thảo luận về nhu cầu thị trường, nhu cầu của những người khác và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp cho bản thân, nghe các chuyên gia chia sẻ về bí quyết làm giàu của họ.

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp từ công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp từ công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội

7. Những ý tưởng kinh doanh từ khách hàng

7.1. Quan sát cách khách hàng sử dụng sản phẩm của chính mình

Điển hình như hãng thiết bị y tế Medtronic thường cử nhân viên bán hàng và nghiên cứu thị trường đến quan sát bác sĩ phẫu thuật cột sống để tìm hiểu cách họ sử dụng sản phẩm của hãng và đối thủ, đồng thời tìm ra những điểm cần cải tiến trên thiết bị của họ.

Quan sát cách khách hàng sử dụng sản phẩm của chính mình

7.2. Hỏi ý kiến khách hàng về những khó khăn khi dùng sản phẩm.

Khi nhận được nhiều lời than phiền rằng khoai tây chiên dễ bị vỡ và mau mềm sau khi mở túi đựng, P&G đã quyết định cắt khoai tây Pringles thành từng miếng bằng nhau và đóng gói vào trong hộp giấy hình trụ tròn như ngày nay. Nếu bạn không khảo sát và quan sát khách hàng như vậy

7.3. Để khách hàng miêu tả sản phẩm họ mong muốn.

Đôi lúc câu trả lời có thể hơi xa vời, nhưng bạn sẽ phát hiện nhiều sáng kiến hữu ích. Một cụ ông 70 tuổi thích chụp hình từng chia sẻ với hãng máy ảnh Minolta rằng ông ước có chiếc máy chụp hình có thể làm cho người mẫu trong ảnh nhìn trẻ hơn và da dẻ bớt nhăn nheo đi. Nhờ đó, Minolta đã thiết kế ra chiếc máy ảnh với hai ống kính trong đó có một ống kính để chụp chân dung nhẹ nhàng cho người lớn tuổi.

Để khách hàng miêu tả sản phẩm họ mong muốn

7.4. Lập “hội tám” để khách hàng góp ý cho các phát kiến của công ty.

Hãng đồ jeans Levi Strauss thường tạo sân chơi để các bạn trẻ thảo luận về phong cách sống, thói quen, giá trị sống và ý nghĩa của thương hiệu Levi Strauss với họ. Tương tự, Cisco lập nên forum cho người tiêu dùng góp ý cải tiến sản phẩm. Việc biết cách tận dụng website để trưng cầu ý kiến. Bạn sẽ phát hiện nhiều ý kiến hữu ích khi tham khảo các blog, website hay nhóm Facebook có liên quan. Ngoài ra, mục “Góp ý” trên trang web công ty cũng là một công cụ tốt để khách hàng gởi gắm suy nghĩ của họ.

7.5. Nếu những sản phẩm của bạn thực sự tốt, hãy khuyến khích khách hàng thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm.

Đó là cách mà nhà thiết kế dụng cụ bán dẫn và phần mềm thường cung cấp các hướng dẫn tự sáng chế để khách hàng tạo ra những con chip riêng phù hợp với nhu cầu của họ. Hay như hãng BMW từng đăng tài liệu hướng dẫn trên website để người dùng phát triển ý tưởng sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong xe.

8. Ba phương pháp giúp bạn tạo ra một ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ

Làm sao để tạo ra ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đi tìm câu trả lời để có được sản phẩm, dịch vụ khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường.

Ý tưởng kinh doanh độc đáo không nhất thiết phải cần đến những đầu óc sáng tạo nhất mới có thể tạo ra, tất cả những thứ đó đều nhờ áp dụng đúng phương pháp hay mà ra.

Phương pháp 1: Lồng ghép kết hợp

Lồng ghép kết hợp giữa hai sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau để tạo ra ý tưởng sản phẩm mới dựa trên ý tưởng cũ. Đây là cách sáng tạo ra ý tưởng kinh doanh mới đơn giản nhất.

Ví dụ việc kết hợp giữa cà phê và sữa để tạo thành cà phê sữa chính là một ý tưởng lồng ghép kết hợp. Sản phẩm cà phê sữa vừa giúp bạn tỉnh táo làm việc lại giúp giảm vị đắng của café đem lại hương vị thơm ngon hấp dẫn hơn.

Phương pháp 2: Giải quyết vấn đề

Xung qua chúng ta luôn tồn tại rất nhiều vấn đề: vấn đề riêng của mỗi cá nhân, vấn đề chung của cộng đồng. Nếu bạn muốn có một ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ thì bạn phải đi tìm và phát hiện ra những vấn đề chung của nhiều người. Đó có thể là sự bất tiện trong một vấn đề hoặc một sản phẩm dịch vụ nào đó. Những sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ của bạn cung cấp ít nhất sẽ tồn tại một vấn đề bởi không có một sản phẩm hay dịch vụ nào là hoàn hảo cả. Hãy tìm kiếm và nghĩ cách giải quyết vấn đề đó bằng một sản phẩm, dịch vụ mà bạn nghĩ ra.

Có thể lấy ví dụ về hai hãng kem đánh răng có tên tuổi trên thị trường hiện nay là Colgate và Closeup. Lợi ích mà Close Up đem lại là hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm tho cùng hương vị bạc hà mát lạnh. Nhận thấy không thể đi chung đường với đối thủ, Colgate tìm ra điểm yếu mà Closeup còn thiếu và vấn đề khách hàng đang gặp phải khi sử dụng sản phẩm của Closeup là sức khỏe răng miệng, Từ đó colgate đã cho ra đời ý tưởng kinh doanh sản phẩm kem đánh răng Colgate ngừa sâu răng. Hiện nay Colgate đã trở thành thương hiệu hàng đầu về kem đánh răng chăm sóc sức khỏe răng miệng.

y-tuong-kinh-doanh-doc-dao

Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp 3: Tư duy theo chiều ngang

Thay đổi hình dạng của sản phẩm, tính năng, màu sắc chất liệu hay mục đích sử dụng của sản phẩm cũng là một cách để tạo nên một ý tưởng kinh doanh mới. Những chiếc gối ôm hình con sâu, con cá sấu thay cho kiểu gối ôm truyền thống đã thu hút khách hàng hơn, lượng tiêu thụ sản phẩm cũng từ đó mà nhanh hơn. Hay có thể lấy ví dụ về dầu gội đầu Pantene có rất nhiều loại: Pantene ngăn rụng tóc, Pantene  giúp làm mượt tóc, Pantene chăm sóc tóc hư tổn. Mỗi loại Pantene này đều có màu sắc, hương thơm và kiểu dáng khác nhau giúp khách hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của nhiều người.

Như vậy từ những sản phẩm cũ chỉ cần bạn sáng tạo đổi mới về tính năng, hình thù, màu sắc…là đã cho ra đời một sản phẩm mới. Sản phẩm đa dạng là một yếu tố giúp bạn nổi bật hơn trong mắt khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Ý tưởng kinh doanh của bạn không cần là tốt nhất nhưng phải thật sự có được sự khác biệt và cả tinh thần luôn đổi mới sáng tạo.

Từ 3 phương pháp nêu trên bạn có thể sáng tạo cho mình một ý tưởng kinh doanh độc đáo và mới lạ để tạo ra sự khác biệt với những đối thủ đang có mặt trên thị trường. Thành công sẽ không đến với những người không chịu đổi mới. Hãy luôn tư duy vận động đầu óc để đưa ra thật nhiều ý tưởng kinh doanh đầy tính sáng tạo.

9. Sáng tạo ý tưởng kinh doanh nhờ nghi ngờ và tò mò

Đã có quá nhiều ý tưởng kinh doanh trên thị trường rồi, nên để tìm ra thứ mới mẻ, độc đáo càng giống mò kim đáy bể, dĩ nhiên không kể đến xác suất bạn may mắn “nảy sinh” một ý tưởng không ngờ tới vào thời điểm bất ngờ nhất. Để sáng tạo ra một ý tưởng thú vị nhưng thiết thực với khả năng đem lại lợi nhuận cao nhờ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng thì bạn phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, phân tích.

Bí quyết mà chúng tôi gợi ý ở đây là hãy phát huy tối đa bản tính tò mò của bản thân và cái nhìn nghi ngờ mọi đồ vật, sự việc xảy ra xung quanh. Tò mò sẽ dẫn bạn đến những trải nghiệm khám phá mới lạ còn sự nghi ngờ là điểm mở đầu cho những phân tích sau này. Đừng suy nghĩ theo lối mòn truyền thống, bạn cần phá bỏ định kiến bằng cách nghi ngờ cả những điều tưởng chừng như thành quy luật. Điển hình như ngày xưa người ta chỉ nghĩ mỹ phẩm là dành cho phái đẹp, nhưng thực tế cho thấy hàng loạt nhãn hiệu mỹ phẩm nam giới đang cực kỳ thịnh hành.

10. Kích thích não

Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ, không ngừng suy nghĩ, nghĩ càng nhiều càng tốt. Đây gần như là câu thần chú để tạo ra những ý tưởng độc nhất vô nhị. Khi bạn liên tục suy nghĩ sẽ khiến não bộ được kích thích, khả năng cho ra những điều mới lạ cũng cao hơn, nhưng nên nhớ là mọi thứ phải dựa trên sự thoải mái chứ không phải ép buộc não làm việc quá tải. Ngoài ra, việc suy nghĩ sẽ cho bạn rất nhiều ý tưởng “bán thành phẩm”, và khi gộp tất cả chúng lại biết đâu bạn lại tạo một sản phẩm hoàn mỹ thì sao? Thông thường những ý tưởng kinh doanh thú vị đều ra đời theo cách ấy.

11. Ghi chép lại mọi suy nghĩ

Ý tưởng kinh doanh đôi khi không được hình thành trong những văn phòng chật chội và gò bó, nó giống một đứa trẻ nghịch ngợm ưa chơi trò trốn tìm, bạn có thể phát hiện ra nó ở những nơi mà chính bạn cũng không ngờ tới. Như cách mà chiếc giày Nike đầu tiên được sản xuất, huấn luyện viên điền kinh Bill Bowerman (người sáng lập ra Nike) đã phát minh ra đế giày “bám dính mọi chất liệu” từ khuôn chảo làm bánh quế của vợ mình. Thế nên chúng tôi khuyên bạn hãy cầm theo một quyển sổ và ghi lại tất cả những suy nghĩ, ý tưởng bất chợt nảy sinh của mình, sẽ rất hữu ích trong tương lai đấy. Những suy nghĩ này có thể sẽ là điểm khởi đầu để bạn sáng tạo ra một ý tưởng thú vị nào đó.

sáng tạo ý tưởng kinh doanh 1

12. Bỏ qua những lời chế nhạo

Sáng tạo là việc phá vỡ những quy tắc thông thường, nên bạn sẽ chẳng thể làm được điều gì mới mẻ nếu cứ chăm chăm để ý xem người ta phán xét việc mình làm thế nào. Con người luôn có thái độ bài xích và nghi ngờ những thứ chưa từng biết đến, thế nên khi bạn thử nghiệm một ý tưởng mới nào đó chắc chắn sẽ có người chế nhạo bạn đang làm việc vô nghĩa. Hãy mặc kệ họ, cứ làm những gì bạn cho là đúng, vì để có quyết định ngày hôm nay bạn đã phải tìm hiểu, phân tích và chuẩn bị rất kỹ lưỡng rồi, bạn có cơ sở để tự tin vào ý tưởng đó.

13. Sáng tạo ý tưởng kinh doanh từ những thứ có sẵn

Thật ra không phải cứ tạo ra thứ mới mới được coi là sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể cải tiến những thứ có sẵn để biến chúng thành sản phẩm tốt hơn. Điều này dễ thấy ở những sản phẩm công nghệ hay thời trang, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm này thay đổi một cách nhanh chóng, buộc những người thiết kế hay phát triển sản phẩm phải luôn luôn sáng tạo. Hiếm khi họ cho ra đời một sản phẩm mới tinh, đa phần đều là các sản phẩm cũ với cải tiến nâng cao, điển hình như dòng smartphone cao cấp iPhone của Apple với phiên bản sau là sự lột xác của phiên bản trước. Đừng quá để ý đến vấn đề ý tưởng kia có phải là mới là thú vị hay không, vì cuối cùng mục tiêu bạn hướng tới vẫn là thoả mãn nhu cầu của khách hàng mà.

17. Phân tích đối thủ cạnh tranh để đánh giá ý tưởng kinh doanh

Kinh doanh online đã không còn là khái niệm mới lạ gì nữa, chắc chắn một điều là khi bắt đầu bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ đáng gờm. Nhưng bạn có thể tận dụng chính đối thủ để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sự hấp dẫn của sản phẩm tiềm năng. Mặc dù chưa chắc bạn đã biết hết cách làm của đối thủ cạnh tranh nhưng chắc chắn sẽ học hỏi được khá nhiều từ người đi trước. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số đề mục nho nhỏ giúp bạn có định hướng khám phá đối thủ cạnh tranh tốt hơn.

Khám phá đối thủ dựa vào thông tin trực tuyến

Bước đầu tiên là cần xác định xem ai là người đang kinh doanh sản phẩm tiềm năng mà bạn nghĩ đến. Cách dễ nhất là hãy tận dụng bộ máy tìm kiếm khổng lồ Google, chỉ cần gõ vài từ khoá là tất cả những thông tin xung quanh đều được liệt kê để bạn tham khảo. Điều quan trọng nhất là phải nghĩ như một khách hàng tiềm năng và tìm kiếm cụm từ mà họ thường sử dụng.

Một khi bạn phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh chính, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí như SimilarWeb và SEMRush để phát hiện ra những người khác.

Ví dụ, tôi tìm kiếm từ “Hair Extensions” trên Google, khi thấy một số website bán hàng trực tuyến xếp hạng đầu tôi sẽ tiếp tục tìm chúng trong cả SEMRush và SimilarWeb, và đây là kết quả:

SimilarWeb và SEMRush cũng có thể cung cấp thêm một số thông tin chi tiết hơn về đối thủ bao gồm:

  • Traffic tổng quan
  • Vị trí địa lý người truy cập
  • Các website liên kết
  • Từ khoá tìm kiếm
  • Liên kết xã hội

Sau khi đã có được thông tin tổng quan hãy tìm hiểu một số vấn đề sau:

Đối thủ kinh doanh được bao lâu rồi?

Kinh doanh mà không có lợi nhuận thì không thể tồn tại, đây là nguyên lý sống còn mà bất kỳ ai cũng phải biết. Vì vậy những doanh nghiệp còn hoạt động là đã có quá trình phát triển khá lâu dài rồi, bạn có thể dựa vào thời gian hình thành để đánh giá tiềm năng của đối thủ. Các thông tin này đều công khai, một số công cụ hỗ trợ trực tuyến sẽ giúp bạn điều tra cụ thể, như dịch vụ Who Is cho biết tên miền website, thời gian đăng ký, thông người đăng ký và thông tin máy chủ quản lý tên miền. Ngoài ra, nếu đối thủ có trang cá nhân trên mạng xã hội như Twitter, Facebook thì ngày tạo tài khoản cũng được hiển thị cho bạn xem.

Trong ví dụ dưới đây chúng ta có thể thấy tên miền này được đăng ký từ ngày 22 tháng 4 năm 2010:

*Lưu ý: Hãy nhớ rằng ngày đăng ký tên miền hay khởi tạo tài khoản không phải ngày mà doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, đây chỉ là một thông số để tham khảo mà thôi.

Tương tác xã hội của đối thủ như thế nào?

Các hoạt động xã hội không hẳn đã liên quan đến doanh thu nhưng nó là một yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của doanh nghiệp. Có một lưu ý quan trọng là đừng lấy số lượng người theo dõi tài khoản mạng xã hội của đối thủ để giá, vì với các thủ thuật hiện nay thì thông số này có thể tăng giảm tuỳ ý, hoàn toàn vô nghĩa.  Bởi vậy bạn phải nhìn voà lượng tương tác trên fanpage hoặc trang cá nhân của doanh  nghiệp đó, xem khách hàng có thường xuyên bình luận, đưa ra ý kiến hay không, doanh nghiệp có trả lời chi tiết hay không. Bạn có thể sử dụng dịch vụ Status People để xem chính xác có bao nhiêu người theo thật, bao nhiêu lượt theo dõi chỉ là “hàng nhái”.

Việc phân tích tính tương tác xã hội của đối thủ giúp bạn đánh giá được mức độ doanh nghiệp đó làm hài lòng khách hàng hay khả năng chăm sóc khách hàng tốt hay không.

Traffic và Backlinks

Traffic và Blacklinks có thể là những dấu hiệu của sức mạnh cạnh tranh tổng thể và thành công trên thị trường của một website. Mặc dù nó không cho thấy chính xác số lượng truy cập vào website đó, nhưng nó giúp bạn đánh giá được phần trăm doanh thu dựa trên lượng truy cập đó.

SEMRush và SimilarWeb vẫn là một công cụ tuyệt vời giúp bạn liệt kê những thông số này từ website đối thủ. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng cửa hàng trực tuyết này có khoảng 100.000 lượt truy cập và 500 backlinks chỉ tới đó mỗi tháng.

*Lưu ý: Một số ý kiến cho rằng 2 công cụ này chỉ thống kê được từ website đã thành lập từ lâu, còn những website mới thì không thể.

Với những phương pháp trên thì hi vọng bạn sẽ ngày càng làm giàu ý tưởng kinh doanh cho mình! Chúc bạn thành công nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM