Hàng hóa được phép lưu thông trở lại từ 30/7 - Cơ hội lớn cho mọi ngành hàng

Sau khi xem xét đề xuất khẩn của Bộ Công Thương, chiều ngày 29/7 Văn phòng Chính phủ đã ra công văn hỏa tốc số 5187. Theo đó, từ 0h ngày 30/7, trừ các loại hàng hóa và dịch vụ cấm, còn lại tất cả hàng hóa đều được lưu thông. 

Công văn đã được gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhanh dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp.

hang

Theo nội dung công văn nêu, không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành GTVT cấp vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. 

Việc kiểm tra đối với phương tiện hàng hóa khi ra, vào các địa điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hóa (cảng, bến, nhà ga, kho, bãi, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,...) đảm bảo tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch, không gây ùn tắc giao thông. 

Cùng với đó, công văn cũng yêu cầu người trên phương tiện chở hàng hóa lưu thông phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2 trong thời hạn 72h kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm.

Đối với vùng có dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần phải chủ động có giải pháp phân luồng, tổ chức giao thông phù hợp để hạn chế thấp nhất phương tiện vào trung tâm đô thị nhằm phòng chống dịch bệnh nhưng phải đảm bảo hoạt động vận chuyển, lưu thông và phân phối hàng hóa thông suốt qua địa bàn.

Công văn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 0h này 30/7, các cấp, ngành chủ động xử lý những vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. 

Mở cửa lưu thông - Chủ kinh doanh cần lưu ý những gì?

Việc thông luồng được xem là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và kinh doanh của mọi ngành hàng. Đặc biệt là với nguồn hàng, các cửa hàng sẽ giải quyết được nguồn hàng nhập về, đảm bảo được nguồn cung và nhu cầu của thị trường. Từ đó có điều kiện để tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả ngay cả trong những thời điểm phức tạp của mùa dịch. 

Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành được mở ra cơ hội lớn hơn bởi khả năng đảm bảo nguồn cung đối với các mặt hàng không phải hàng hóa thiết yếu nhưng có nhu cầu cao. 

hang

Đối với những ngành hàng khác, giữa quy định đóng cửa ở nhiều địa phương, song việc chuyển mình dần lên các hoạt động kinh doanh online cũng nhìn thấy được những "tia sáng" với việc mở rộng sản phẩm, thị trường hay đa dạng nguồn hàng hơn. 

Trước quyết định đảm bảo lượng shipper trên các sàn và shipper vận chuyển hàng hóa. Việc tìm đường ra cho hoạt động kinh doanh cũng không còn quá khắc nghiệt như trước.
Tuy nhiên, song song với việc hàng hóa được lưu thông trở lại, chủ kinh doanh cũng cần hiểu rõ và vạch ra kế hoạch nhập hàng cũng như kinh doanh phù hợp để nguồn thu và nguồn chi được đảm bảo. 

Lưu ý với việc đội giá

Hàng hóa bị ùn ứ lâu ngày đồng nghĩa với việc nhà sản xuất hoàn toàn có khả năng nâng giá lên hoặc đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường. Đây là thời điểm mà chủ kinh doanh cần làm rõ với nhà cung cấp để duy trì chất lượng cũng như chi phí đầu vào, không để dịch bệnh làm cái cớ để bị đội giá và đội giá.

Bởi rõ ràng, khi bị đội giá đồng nghĩa với việc giá bán phải tăng lên để không chịu lỗ. Tuy nhiên điều này cũng vô tình khiến trải nghiệm mua hàng của khách hàng không được tốt và họ sẵn sàng đi tìm một cửa hàng mới với giá thành phù hợp hơn. Việc cân đối là vô cùng khó trong thời điểm này, vì vậy hãy cố gắng đánh giá tình hình để đưa ra kế hoạch bán hàng cũng như vận hành tốt hơn.

Đừng nhập quá nhiều hàng hóa cùng lúc 

Nhiều chủ kinh doanh cho rằng, nếu có cơ hội mà không nhập nhiều thì sẽ có lúc không nhập được nữa. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng bạn có thể ra quyết định nhập hàng và quản lý nhập hàng hợp lý hơn qua việc đánh giá khả năng tiêu thụ của cửa hàng trong thời điểm này.

Bởi đối với nhiều mặt hàng, đặc biệt hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng tương đối ngắn, nếu không được tiêu thụ kịp thời sẽ hết hạn và không đảm bảo chất lượng. Do đó, việc cân nhắc là điều cần thiết trong thời điểm này. 

Quản lý hạn sử dụng và chất lượng chặt chẽ

Dù nhập nhiều hàng hay không thì việc quản lý hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm cũng như tồn kho là điều bắt buộc mà chủ kinh doanh phải làm. Không chỉ để đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh doanh mà còn là kế hoạch giải phóng tồn kho, tránh tồn kho khó bán và giảm thiểu tối đa nguy cơ thất thoát, sai sót trong kiểm kho hay báo cáo kinh doanh. 

Hy vọng rằng, việc mở lưu thông này sẽ là cơ hội mà chủ kinh doanh có thể nắm bắt, tận dụng và mở hướng kinh doanh để từ đó tăng doanh thu và tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Cách quản lý hàng hóa hiệu quả, chống thất thoát cho chủ shop

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM